Ngành cà phê hưởng lợi từ hợp tác công tư

Thời gian qua, Dự án PPP (hợp tác công tư), có thể nói là công cụ quan trọng để thu hút đầu tư vào ngành nông nghiệp, phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị và tăng cường đầu tư vào chế biến.

Dự án PPP được Bộ NN & PTNT và Nestlé Việt Nam đồng chủ trì với sự tham gia của các đối tác như: Yara, Bayer, Ba con cò và Diễn đàn cà phê toàn cầu (GCP). Dự án nhằm mục tiêu phát triển canh tác cà phê bền vững, không chỉ nâng cao năng suất và chất lượng cho hạt cà phê VN, mà còn góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân trồng cà phê, đảm bảo môi trường canh tác bền vững với tầm nhìn đến năm 2020 (tăng 20% năng suất – tăng 20% thu nhập – giảm 20% khí thải nhà kính).
[caption id="attachment_77697" align="aligncenter" width="600"] Thu hoạch cà phê tại huyện Krông Pắk (Đắk Lắk). Ảnh: Lê Phước[/caption]

Ông Nguyễn Đăng Tỉnh, xã Nam Ban, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng cho biết, khi áp dụng làm theo chuỗi dự án Nestlé Plan đã đem lại hiệu quả rõ rệt như: năng suất cao gấp đôi năng suất trung bình của ngành và ổn định. Đồng thời hộ nông dân cũng sử dụng phân vi sinh từ vỏ cà phê, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong suốt 10 năm.

Trong những năm qua, nhóm PPP cà phê đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận trong hỗ trợ phát triển cà phê bền vững. Từ năm 2010 đến nay, nhóm đã triển khai được tổng cộng 256 mô hình vườn mẫu và 3 hợp tác xã PPP tại 4 tỉnh (Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và Gia Lai).

Ông Lê Quốc Doanh-Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết nằm trong dự án PPP, dự án toàn cầu Nestlé Plan được Nestlé triển khai tại Việt Nam từ năm 2011. Trong suốt 7 năm qua, các chuyên gia nông nghiệp của Nestlé đã góp phần thay đổi phương thức canh tác cà phê truyền thống bằng kỹ thuật tiên tiến, góp phần cải tạo diện tích cà phê già cỗi, cải thiện kinh tế cho các nông hộ. Doanh nghiệp duy trì một môi trường canh tác bền vững để đối phó tình trạng biến đổi khí hậu.

Hưởng lợi nhờ kết nối

Theo Hiệp hội cà phê và ca cao Việt Nam, hiện tại cả nước có 645.000ha cà phê, sản lượng xuất khẩu năm 2016 là 1,79 triệu tấn, đạt kim ngạch 3,3 tỷ USD, trong đó cà phê chế biến rang xay và hòa tan chiếm trên 10% tổng giá trị. Việt Nam hiện là nước sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà phê nhân lớn thứ 2 trên thế giới.

Ông Lương Văn Tự - Chủ tịch Hiệp hội cà phê, ca cao VN cho biết, mặc dù là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới, tuy nhiên cà phê VN chủ yếu được ưa chuộng do giá thành rẻ trong khi chất lượng cà phê VN được đánh giá không cao, các nông hộ và doanh nghiệp làm cà phê đa phần canh tác và thu hái theo phương pháp truyền thống, không có quy trình chuẩn cũng như áp dụng khoa học – kỹ thuật vào các khâu chăm sóc. Bên cạnh đó là tình trạng cây cà phê già cỗi, cũng gây ảnh hưởng lớn tới năng suất, sản lượng, và chất lượng hạt cà phê...

Theo Phương Hà DĐDN

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video