Ngân hàng tiếp tục đua nhau phát hành trái phiếu, lãi suất chỉ 3,5-4,2%/năm kỳ hạn 2-3 năm vẫn "cháy hàng"

Lãi suất trái phiếu ngân hàng thường thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp bất động sản, chứng khoán,...Tuy nhiên, đáng chú ý, lãi suất trái phiếu của ngân hàng thậm chí còn thấp hơn cả lãi suất tiền gửi tiết kiệm nhưng các đợt phát hành của nhà băng với quy mô hàng nghìn tỷ đồng mỗi đợt đều thành công.

Ngân hàng tiếp tục đua nhau phát hành trái phiếu, lãi suất chỉ 3,5-4,2%/năm kỳ hạn 2-3 năm vẫn "cháy hàng"

Một loạt ngân hàng trong tuần vừa qua công bố kết quả phát hành trái phiếu. Kỳ hạn trái phiếu chủ yếu là 2-3 năm, không có tài sản đảm bảo và không kèm chứng quyền. Ngoài ra, một số ngân hàng phát hành trái phiếu kỳ hạn 7 năm, đủ điều kiện tính vào vốn cấp 2.

BIDV cho biết 3/6 cho biết đã phát hành thành công 700 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 7 năm, lãi suất áp dụng cho kỳ thanh toán đầu tiên là 6,2%/năm. Một tổ chức đã mua trọn lô trái phiếu này của ngân hàng. 

Tại SHB, ngân hàng hôm 8/6 đã phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 2 năm với lãi suất 3,8%/năm. 

Còn BacABank ngày 31/5/2021 đã phát hành 1.200 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 3 năm, lãi suất 4,2%/năm. Đợt phát hành được 2 tổ chức tín dụng mua vào.

HDBank cũng vừa thông báo kết quả phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Cụ thể, nggày 2/6/2021 ngân hàng đã phát hành 500 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 7 năm. Lãi suất trái phiếu áp dụng cho kỳ thanh toán lãi đầu tiên là 7,775%. Các kỳ thanh toán lãi tiếp theo, lãi suất bằng lãi suất tham chiếu cộng với 3,2%/năm. 

Đây cũng được xem là mức lãi suất cao nhất mà các ngân hàng phát hành trái phiếu doanh nghiệp đầu năm đến nay. Một tổ chức tín dụng đã mua toàn bộ lô trái phiếu này của HDBank. 

Ngân hàng TPBank mới đây cũng đã phát hành thành công gần 5.000 tỷ đồng trái phiếu vào cuối tháng 5. Trong đó, ngày 28/5, ngân hàng phát hành được 1.000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 3 năm lãi suất cố định 3,8%/năm.  

Ngoài ra, ngày 31/5, TPBank tiếp tục phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 3 năm với lãi suất tương tự là 3,8%/năm. Trước đó, TPBank cũng đã có 3 đợt phát hành trái phiếu cũng kỳ hạn 3 năm với tổng giá trị 2.600 tỷ đồng, lãi suất 3%, 3,8% và 4,1%/năm.

Trước đó, sau quý 1 im ắng, các ngân hàng đã ồ ạt phát hành trái phiếu trở lại trong tháng 5/2021. Theo báo cáo của Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam, trong tháng 5/2021, có 46 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trong nước với tổng giá trị phát hành đạt 28.140 tỷ đồng. Trong đó, nhóm ngân hàng dẫn đầu với tổng giá trị phát hành đạt 18.485 tỷ đồng; nhóm các doanh nghiệp bất động sản đứng ở vị trí thứ hai với tổng giá trị phát hành đạt 4.950 tỷ đồng.

Theo đó, trong 2 tháng đầu quý 2/2021, các ngân hàng thương mại đã phát hành tổng cộng 33.674 tỷ đồng. Trong đó, có 5.574 tỷ đồng trái phiếu tăng vốn cấp 2, còn lại phần lớn trái phiếu tổ chức tín dụng phát hành có kỳ hạn 2-3 năm, lãi suất thấp từ 3,7-4,2%/năm.

So với các nhóm ngành khác, trái phiếu ngân hàng được đánh giá là có độ an toàn cao nhất bởi tính thanh khoản cao và các ngân hàng hoạt động dưới sự giám sát chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước.

Bởi vậy, lãi suất trái phiếu ngân hàng thường thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp bất động sản, chứng khoán,...Tuy nhiên, đáng chú ý, lãi suất trái phiếu của ngân hàng thậm chí còn thấp hơn cả lãi suất tiền gửi tiết kiệm nhưng các đợt phát hành của nhà băng đều nhanh chóng thành công. 

Đơn cử như SHB huy động trái phiếu lãi suất kỳ hạn 2 năm lãi suất 3,8%/năm trong khi theo biểu lãi suất huy động của ngân hàng này, khách hàng gửi tiết kiệm kỳ hạn 2 năm có lãi tới 6,1%/năm. 

Hay tương tự tại BacABank, lãi suất trái phiếu kỳ hạn 3 năm có lãi suất 4,2%/năm, thấp hơn nhiều so với mức 6,6%/năm khi gửi tiết kiệm. 

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video