Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thực hiện áp dụng tiêu chuẩn thẻ chip nội địa

Định kì hàng năm, các tổ chức thực hiện báo cáo NHNN kết quả triển khai áp dụng tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa tại đơn vị mình (thời hạn gửi báo cáo chậm nhất ngày 15/1 của năm tiếp theo năm báo cáo).

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thực hiện áp dụng tiêu chuẩn thẻ chip nội địa

Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản đề nghị các tổ chức phát hành thẻ, tổ chức thanh toán thẻ, tổ chức chuyển mạch thẻ, tổ chức bù trừ điện tử giao dịch thẻ thực hiện các nội dung triển khai áp dụng "Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa".

Cụ thể, NHNN đề nghị các tổ chức trên tích cực, chủ động và nghiêm túc tổ chức triển khai áp dụng Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa theo lộ trình chuyển đổi qui định tại Thông tư số 41/2018 ban hành ngày 28/12/2018 của NHNN.

Cùng với đó, các tổ chức cần đầu tư nâng cấp, trang bị hệ thống cơ sở hạ tầng, kĩ thuật đảm bảo phục vụ quản lí hoạt động phát hành, thanh toán thẻ vận hành thông suốt và an toàn.

NHNN đề nghị các đơn vị trên tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin trong sử dụng thẻ và trường hợp mất thẻ hoặc lộ thông tin; thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, phòng ngừa rủi ro cho giao dịch thẻ theo các nguyên tắc quản lí rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử; tiếp nhận các khiếu nại (nếu có), thông báo kịp thời đến các cơ quan chức năng để xử lí theo qui định của pháp luật…

Định kì hàng năm, các tổ chức thực hiện báo cáo NHNN kết quả triển khai áp dụng tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa tại đơn vị mình (thời hạn gửi báo cáo chậm nhất ngày 15/1 của năm tiếp theo năm báo cáo).

Chuyển đổi thẻ thanh toán nội địa từ thẻ từ sang thẻ chip là một trong những giải pháp trọng tâm của ngành ngân hàng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016-2020.

Hồi cuối tháng 5, đã có 7 ngân hàng đầu tiên công bố ra mắt sản phẩm thẻ chip nội địa là Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank, Sacombank, TPBank, ABBank. 

Theo Nhịp Sống Việt

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video