Ngân hàng Nhà nước vừa đưa ra yêu cầu kiểm soát cấp vốn cho khách vay đấu giá đất

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tăng cường kiểm soát các khoản cấp tín dụng đối với khách hàng vay vốn để tham gia đấu giá đất, bảo đảm đúng quy định.

Đây là một trong những yêu cầu của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước trong văn bản vừa gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về một số vấn đề trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Theo đó, các ngân hàng thương mại phải kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng theo đúng chỉ tiêu được Ngân hàng Nhà nước giao thực hiện trong năm nay, phù hợp với các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, hoạt động ngân hàng.

 Ngân hàng Nhà nước vừa đưa ra yêu cầu kiểm soát cấp vốn cho khách vay đấu giá đất  - Ảnh 1.

Các lô đất ở khu đô thị Thủ Thiêm, TP HCM. Ảnh: Hoàng Triều 

Kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng dư nợ tín dụng và chất lượng tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro và/hoặc chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong đó tăng cường kiểm soát các khoản cấp tín dụng đối với khách hàng vay vốn để tham gia đấu giá đất, bảo đảm đúng quy định của pháp luật. Các ngân hàng phải kịp thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật để có biện pháp xử lý.

Trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành kế hoạch hành động của ngành ngân hàng, trong đó yêu cầu các ngân hàng không nới lỏng điều kiện cấp tín dụng và tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp…

Số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng đến hết Quý I/2022 ở mức 4,05%, gấp 2,5 lần mức tăng cùng kỳ năm ngoái. Tín dụng tăng mạnh trong bối cảnh kinh tế phục hồi nhanh sau đại dịch, riêng tín dụng bất động sản tiếp tục được kiểm soát chặt và mới đây, một số ngân hàng còn thông báo tạm ngừng giải ngân cho vay bất động sản.

Theo Thái Phương (Người lao động)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video