Ngân hàng nào giảm lãi nhiều nhất để hỗ trợ khách hàng trong năm 2021?

Tính đến 30/11/2021, có 4 ngân hàng đã giảm lãi nhiều hơn cả con số đã cam kết hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Ngân hàng nào giảm lãi nhiều nhất để hỗ trợ khách hàng trong năm 2021?

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố kết quả giảm lãi suất, giảm chi phí dịch vụ đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 .

Theo đó, tổng số tiền lãi giảm lũy kế từ 15/7/2021 đến 30/11/2021 của 16 ngân hàng là khoảng 18.095 tỷ đồng, đạt 87,78% so với cam kết.

Cụ thể, với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Agribank, tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 5.176 tỷ đồng (đạt 90,8% so với cam kết); với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là trên 1,41 triệu tỷ đồng cho gần 3,75 triệu khách hàng.

Với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank, tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 3.822 tỷ đồng (đạt 95,56% so với cam kết); với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là gần 1,24 triệu tỷ đồng cho 236.864 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV đã giảm tổng số tiền lãi cho khách hàng là 3.382 tỷ đồng (đạt 93,94% so với cam kết); với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là trên 1,31 triệu tỷ đồng cho 437.981 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – VietinBank đã giảm tổng số tiền lãi cho khách hàng là 2.019 tỷ đồng (đạt 112,17% so với cam kết); với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là gần 1,99 triệu tỷ đồng cho 834.397 khách hàng.

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – MB, tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 612 tỷ đồng (đạt 40,94% so với cam kết); với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 120.862 tỷ đồng cho 104.359 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội – SHB đã giảm tổng số tiền lãi cho khách hàng là 357 tỷ đồng (đạt 104,09% so với cam kết); với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 137.950 tỷ đồng cho 37.248 khách hàng.

Tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương – Techcombank, tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 440 tỷ đồng (đạt 44% so với cam kết); với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là trên 84.151 tỷ đồng cho 2.222 khách hàng.

Với Ngân hàng TMCP Á Châu – ACB, tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 592 tỷ đồng (đạt 84,57% so với cam kết); với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 252.805 tỷ đồng cho 120.113 khách hàng. 

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng – VPBank đã giảm tổng số tiền lãi cho khách hàng là 478 tỷ đồng (đạt 79,65% so với cam kết); với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 190.164 tỷ đồng cho 267.724 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Tiên Phong - TPBank đã giảm tổng số tiền lãi 221 tỷ đồng (đạt 100,85% so với cam kết); với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 39.197 tỷ đồng cho 26.981 khách hàng.

Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín – Sacombank, tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 285 tỷ đồng (đạt 63,34% so với cam kết); với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 94.124 tỷ đồng cho 62.167 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – HDBank đã giảm tổng số tiền lãi cho khách hàng là 199 tỷ đồng (đạt 48,46% so với cam kết); với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 48.998 tỷ đồng cho 17.607 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Hàng Hải – MSB đã giảm tổng số tiền lãi 155 tỷ đồng (đạt 310% so với cam kết); với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 48.175 tỷ đồng cho 3.936 khách hàng.

Với Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – LienVietPostBank, tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 128,75 tỷ đồng (đạt 85,84% so với cam kết); với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 44.770 tỷ đồng cho 7.197 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – SeABank đã giảm tổng số tiền lãi cho khách hàng là 193 tỷ đồng (đạt 345,23% so với cam kết); với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 51.341 tỷ đồng cho 42.043 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Quốc tế - VIB đã giảm tổng số tiền lãi 35 tỷ đồng (đạt 87,06% so với cam kết); với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 10.945 tỷ đồng cho 8.743 khách hàng.

Bên cạnh các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) cũng đã triển khai chương trình cho vay đồng hành cùng khách hàng với mức hỗ trợ lãi suất ưu đãi nhất trong hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam. Theo đó, mức lãi suất cho vay ngắn hạn dành cho khách hàng chỉ từ 3,5%/năm. Đối với các khoản vay mới trung và dài hạn, lãi suất chỉ từ 4%/năm. Chương trình này áp dụng cho tất cả các khoản vay mới của khách hàng phát sinh từ ngày 4/10/2021 đến hết ngày 31/12/2021.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video