Ngân hàng chào bán khoản nợ của công ty du lịch, thế chấp bằng một loạt xe ô tô giường nằm

Khoản nợ mà nhà băng này rao bán được thế chấp bằng 6 xe ô tô phục vụ việc vận tải hành khách gồm 4 ô tô giường nằm 22 – 40 chỗ nằm hiệu Thaco và 2 ô tô khách hiệu SAMCO 29 chỗ ngồi.

Ngân hàng chào bán khoản nợ của công ty du lịch, thế chấp bằng một loạt xe ô tô giường nằm

Ảnh minh hoạ

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) thông báo bán Khoản nợ của Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Nữ Hoàng tại chi nhánh SHB Hoàn Kiếm. Giá trị khoản nợ không được công bố.

Khoản nợ được thế chấp bằng 6 xe ô tô phục vụ việc vận tải hành khách gồm: 4 ô tô giường nằm 22 – 40 chỗ nằm hiệu Thaco và 2 ô tô khách hiệu SAMCO 29 chỗ ngồi.

Theo SHB, tổng giá trị tài sản bảo đảm là gần 18,3 tỷ. Trong đó, 4 xe giường nằm có giá trị bảo đảm 3,5 – 4,05 tỷ đồng; 2 xe ô tô khách có giá trị gần 1,7 tỷ.

Trước SHB, một loạt ngân hàng cũng đã rao bán nhiều ô tô để xử lý nợ xấu.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Vân Đồn (VietinBank Vân Đồn) thông báo về việc bán tài sản thế chấp của Công ty Cổ phần Thương mại Logistic Trung Thành để xử lý nợ.

Cụ thể, ngân hàng rao bán tổng cộng 20 ô tô gồm 8 xe ô tô con 7 chỗ, nhãn hiệu Isuzu, số loại MU-X, sản xuất năm 2019 và 12 xe ôtô khách Hyundai Solati Limousine 11 chỗ, sản xuất năm 2019. Giá chuyển nhượng theo thỏa thuận. 

Những tháng đầu năm, VIB cũng rao bán hơn 100 chiếc xe ô tô để xử lý nợ, trong đó có nhiều chiếc xe sang vừa được đưa ra thanh lý như BMW, Mecedes, Lexus.

TPBank cũng chào bán hàng loạt chiếc xe, chủ yếu là nhãn hiệu Toyota, Huyndai, Ford,…Ngoài ra, ngân hàng rao bán một số chiếc Mercedes chẳng hạn Mercedes E300 giá 1,56 tỷ đồng, Mercedes C250 giá 480 triệu đồng,…

Techcombank thì chào bán nhiều chiếc Vinfast để thu hồi nợ gồm cả Vinfast Fadil và Vinfast Lux A2.0.

Theo Trí thức trẻ

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video