Ngân hàng ADB bổ nhiệm Giám đốc quốc gia mới tại Việt Nam

Hôm nay (24/7), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã bổ nhiệm ông Shantanu Chakraborty giữ chức Giám đốc Quốc gia mới tại Việt Nam.

Theo đó, ông Shantanu Chakraborty sẽ lãnh đạo các hoạt động của ADB tại Việt Nam, đại diện cho ngân hàng trong đối thoại chính sách và thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ của ngân hàng với chính phủ và các bên hữu quan khác. Ông sẽ giám sát việc triển khai chiến lược đối tác quốc gia cho Việt Nam giai đoạn 2023-2026, tập trung vào sự chuyển dịch của Việt Nam sang nền kinh tế xanh, khai thác tiềm lực của khu vực tư nhân và thúc đẩy công bằng xã hội.

Ngân hàng ADB bổ nhiệm Giám đốc quốc gia mới tại Việt Nam - Ảnh 1.

Ông Shantanu Chakraborty sẽ lãnh đạo các hoạt động của ADB tại Việt Nam. 

Ông Shantanu Chakraborty, quốc tịch Ấn Độ, kế nhiệm ông Andrew Jeffries, người vừa kết thúc nhiệm kỳ Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam. Ông Shantanu Chakraborty, quốc tịch Ấn Độ, có gần 28 năm kinh nghiệm chuyên môn tại Nam Á, Trung và Tây Á cũng như ở Hoa Kỳ, trong đó có 18 năm làm việc tại ADB. Ông đã từng là Cố vấn cấp cao cho Phó Chủ tịch (nghiệp vụ khu vực tư nhân và đồng tài trợ) và Chuyên gia đầu tư chính cao cấp.

Trước khi gia nhập ADB, ông Shantanu Chakraborty đã có gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính dự án và ngân hàng đầu tư ở Ấn Độ (với ngân hàng ICICI) và Hoa Kỳ.

Theo Hồ Điệp (VOV)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video