Năm Bảy Bảy: Còn nợ cọc dự án hơn ngàn tỷ, CII sắp nâng sở hữu trên 51% vốn cổ phần

Ở chiều ngược lại, cổ đông ngoại liên tục rút vốn khỏi Công ty. Đơn cử có Kallang Limited làn lượt bán ra giảm tỷ lệ sở hữu tại Năm Bảy Bảy (NBB).
Năm Bảy Bảy: Còn nợ cọc dự án hơn ngàn tỷ, CII sắp nâng sở hữu trên 51% vốn cổ phần


Tiếp tục ra công bố vào ngày 19/3, Năm Bảy Bảy (NBB) dự kiến mua lại gần 9,8 triệu cp để làm cổ phiếu quỹ thông qua phương thức khớp lệnh, giao dịch diễn ra từ ngày 1-26/4/2019. Giá mua sẽ dựa theo giá thị trường tại thời điểm giao dịch nhưng không quá 22.000 đồng/cp, ước tính số tiền Công ty chi ra gần 215 tỷ đồng.

Quỹ ngoại bán ra, CII gom vào

Được biết, cổ đông lớn nhất hiện tại của NBB là Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Tp.HCM (CII) với số lượng nắm giữ hiện xấp xỉ 47 triệu cổ phiếu, tương đương với tỷ lệ sở hữu 46,61% trên tổng số cổ phiếu đang lưu hành. Nếu giao dịch mua lại cổ phiếu quỹ của NBB thành công, lượng cổ phiếu lưu hành của NBB giảm xuống còn 90,6 triệu đơn vị, tương ứng với tỷ lệ sở hữu của CII tại NBB sẽ tăng lên 51,63%, tức CII sẽ có quyền chi phối NBB.

Kể từ sau vụ cháy Carina, cổ phiếu NBB đến nay đi ngang tại mức 18.650 đồng/cp sau khi rớt khỏi vùng giá 25.000 đồng/cp trước đó. HĐQT CII theo đó đã thông qua việc nâng tỷ lệ sở hữu lên 55% nhằm thành lập công ty CII Land. Chiều ngược lại, NBB cũng đồng ý phương án cho CII nâng sở hữu lên tối đa 49% mà không cần mua công khai tại ĐHĐCĐ thường niên 2018.

 

Ở chiều ngược lại, cổ đông ngoại liên tục rút vốn khỏi Công ty. Đơn cử có Kallang Limited làn lượt bán ra giảm tỷ lệ sở hữu tại NBB. Điểm lại, Kallang Limited đã bán 2.6 triệu đơn vị vào trung tuần tháng 3/2019. Vài ngày sau đó, quỹ này bán tiếp 1,6 triệu cổ phiếu NBB, giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 7,5%, tương đương hơn 7,5 triệu cổ phiếu.

Hay quỹ ngoại Vietnam Equity Holding cũng vừa hoàn tất bán ra hơn 2,3 triệu cổ phiếu NBB từ ngày 1/3/2019. Hiện, Vietnam Quity giảm lượng sở hữu từ hơn 6,47 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 6,45%) xuống còn hơn 4,16 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 4,15%) và không còn là cổ đông lớn của NBB. Trước đó không lâu Vietnam Equity cũng vừa bán bớt gần 350.000 cổ phiếu NBB vào ngày 27/2/2019.

Kết thúc năm 2018, NBB ghi nhận doanh thu đạt 1.139 tỷ đồng, tăng 7,6% so với năm 2017. Trong đó, nguồn thu từ bán căn hộ giảm mạnh, đà tăng chủ yếu đến từ công tác chuyển nhượng đất, dự án. Đi cùng khoản lãi khác phát sinh hơn 22 tỷ đồng, kết quả lợi nhuận sau thuế Công ty đạt 154 tỷ đồng, gấp đôi mức 73 tỷ đồng đạt được năm 2017.

Năm Bảy Bảy: Còn nợ cọc dự án hơn ngàn tỷ, CII sắp nâng sở hữu trên 51% vốn cổ phần - Ảnh 2.

Tính đến ngày 31/12/2018, tổng tài sản NBB đạt 5.035 tỷ đồng với 4.590,5 tỷ là tài sản ngắn hạn. Đáng chú ý, hàng tồn kho hiện chiếm hơn 67% tài sản ngắn hạn với 3.094 tỷ đồng, chủ yếu là chi phí xây dựng dở dang các dự án.

Năm Bảy Bảy: Còn nợ cọc dự án hơn ngàn tỷ, CII sắp nâng sở hữu trên 51% vốn cổ phần - Ảnh 3.

Ngoài ra, nợ phải trả Công ty vào khoảng 2.962 tỷ đồng, riêng nợ ngắn hạn chiếm đến 83% tỷ trọng với hơn 2.440 tỷ. Nợ vay ngắn hạn được cắt giảm, nguyên nhân khiên nợ ngắn hạn cao do các khoản phải trả, tập trung tại hai mục lớn là phải trả đặt cọc dự án hơn 1.240 tỷ đồng, và phải trả CII 430 tỷ đồng. Như vậy, nợ phải trả Công ty đã vượt vốn chủ sở hữu!

Năm Bảy Bảy: Còn nợ cọc dự án hơn ngàn tỷ, CII sắp nâng sở hữu trên 51% vốn cổ phần - Ảnh 4.

------

Rạng sáng ngày 23/3/2018, một vụ hỏa hoạn đã bùng phát tại khu chung cư Carina Plaza (gồm 3 tòa nhà), tọa lạc tại số 1648, đại lộ Mai Chí Thọ – Võ Văn Kiệt, phường 16, quận 8, Tp.HCM. Đây được xem là vụ hoả hoạn nghiêm trọng nhất trong hơn chục năm ở Thành phố kể từ sau Vụ hoả hoạn ITC năm 2002.

Theo Trí thức trẻ

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video