Năm 2019 ảm đạm của Tổng công ty 36

Tổng công ty 36 vẫn gặp nhiều khó khăn sau khi được cổ phần hoá và về tay gia đình Đại tá Nguyễn Đăng Giáp năm 2016.

Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2019 của Tổng công ty 36 (G36) vừa công bố cho thấy cả doanh thu lẫn lợi nhuận kỳ tài chính này đều sụt giảm so với cùng kỳ 2018.

Cụ thể, trong quý IV doanh thu thuần của G36 đạt 790 tỷ đồng, giảm đến 48% so với cùng kỳ năm trước.

Trong kỳ mặc dù doanh thu tài chính tăng từ 1 tỷ lên 3,2 tỷ đồng, tuy nhiên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh lại giảm sút cùng khoản chi phí lãi vay tăng mạnh hơn 20 tỷ đồng, kết quả lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 24,6 tỷ đồng, giảm 60% so với quý IV/2018.

Lũy kế cả năm, doanh thu thuần giảm gần một nửa, còn 1.727 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế theo đó cũng giảm 69%, đạt 26,4 tỷ đồng. Qua đó, chỉ mới hoàn thành 49% kế hoạch doanh thu và 30% chỉ tiêu lợi nhuận đề ra trong năm.

Đây không phải lần đầu G36 lỡ hẹn về đích, mà trước đó liên tiếp trong năm 2017 và 2018 công ty này đều không thể đạt được kế hoạch kinh doanh. Năm 2017, G36 đạt 3.607 tỷ đồng doanh thu (kế hoạch là 4.772,7 tỷ đồng), gần 61,6 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (kế hoạch là 99,5 tỷ đồng). Còn đến năm 2018, chỉ đạt 3.084 tỷ đồng doanh thu (kế hoạch là 3.500 tỷ đồng) và 85,9 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (kế hoạch là 82,3 tỷ đồng).

nhadautu--tong-cong-ty-36-1748
Cả doanh thu lẫn lợi nhuận của Tổng công ty 36 tiếp tục giảm mạnh trong năm 2019.

 

Tổng tài sản của G36 đến cuối kỳ BCTC đạt 5.872 tỷ đồng xấp xỉ đầu năm, chủ yếu là các khoản phải thu ngắn hạn 1.580 tỷ đồng và hàng tồn kho 1.410 tỷ đồng.

Báo cáo tài chính cũng cho thấy hiện G36 còn 4 dự án bất động sản thuộc mục chi phí xây dựng cơ bản dở dang với giá trị hơn nửa nghìn tỷ đồng, đó là dự án nhà B6 Giảng Võ; Khu nhà ở căn hộ tái định cư 678 Xuân La; Dự án 55 Định công và dự án số 6-8 Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội.

Trong đó, 6-8 Chùa Bộc là dự án có tổng vốn đầu tư gần 3.000 tỷ đồng với quy mô 24 tầng nổi và 4 tầng hầm, mật độ xây dựng tối đa 45%. Đây là dự án được Tổng công ty 36 xác định là dự án trọng điểm, được triển khai trên nền đất của khách sạn Asean Hotel. Dự án này trước đây từng thuộc về một cái tên đình đám trong làng bất động sản là CTCP Địa ốc MB (MBLand).

85200383_567221303863679_4849320176593666048_n
Doanh thu của G36 giảm mạnh từ năm 2017 đến nay, kéo theo lợi nhuận xuống mức thấp

 

Bên kia bảng cân đối kế toán, G36 có 4.870 tỷ đồng nợ phải trả, chiếm đến 83% tổng nguồn vốn. Trong đó, nợ tài chính ngắn và dài hạn của G36 đạt gần 1.000 tỷ đồng, chủ yếu vay từ VietinBank và BIDV. Vay nợ cao là một đặc điểm của các công ty trong lĩnh vực xây dựng khi cần nhu cầu vốn lớn, thời gian chiếm dụng vốn vay dài. Tuy nhiên với mức nợ phải trả lớn như trên, G36 đang chịu áp lực không nhỏ, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh dài hạn nếu G36 không cân đối được tài chính.

Theo Báo cáo quản trị 6 tháng cuối năm 2019 của Tổng công ty 36, ông Nguyễn Đăng Giáp đang là cổ đông lớn nhất tại đây với việc nắm giữ hơn 12,5 triệu cổ phần, tương ứng với tỷ lệ 13,36%. Hai người em trai của ông Giáp là ông Nguyễn Văn Hiền nắm giữ 12,27% và ông Nguyễn Đăng Thuận (12,86%). Đáng chú ý, cuối năm 2019, ông Nguyễn Văn Hiền đã ngồi vào vị trí Chủ tịch HĐQT G36 thay cho ông Nguyễn Đăng Giáp, còn ông Giáp hiện vẫn giữ chức Tổng giám đốc tại đây.

Cùng trong năm 2019, G36 đã ban hành một loạt nghị quyết thoái vốn khỏi công ty con, cụ thể: Thoái vốn đã góp tại CTCP 36.62;CTCP 36.64; CTCP 36.66 và hủy góp vốn tại CTCP 36.68. Đồng thời, G36 cũng có quyết định góp 150 tỷ đồng thành lập CTCP Đầu tư 36 Homes.

Theo Nhà đầu tư

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video