Năm 2018, xuất khẩu dệt may Việt Nam thuộc Top 3 thế giới, Vinatex (VGT) thu về 1.533 tỷ lợi nhuận

Vinatex (VGT) kỳ vọng năm 2019 giá trị sản xuất công nghiệp tăng 5% so với năm 2018; Kim ngạch xuất khẩu tăng 6-8%; doanh thu theo đó ước tăng 5-7% ; lợi nhuận tăng 12% và mức lương bình quân 8 triệu đồng/người/tháng.

Năm 2018, xuất khẩu dệt may Việt Nam thuộc Top 3 thế giới, Vinatex (VGT) thu về 1.533 tỷ lợi nhuận

Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2018 và kế hoạch năm 2019 của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex, VGT) ghi nhận xuất khẩu dệt may của Việt Nam năm 2018 ước đạt 36,2 tỷ USD, tăng 16,4% so với năm 2017, nằm trong top 3 nước xuất khẩu dệt may cao nhất thế giới, đứng sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Riêng Vinatex, lợi nhuận Công ty mẹ ước đạt 345 tỷ đồng, vượt hơn 13% kế hoạch, tăng 35% so với cùng kỳ. Thu nhập bình quân người lao động đạt 7,55 triệu đồng/người/tháng, tăng 6,3% so cùng kỳ. Chi tiết, giá trị sản xuất công nghiệp trong năm 2018 ước đạt 46.100 tỷ đồng, tương đương 103% kế hoạch năm 2018, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2017. Kim ngạch xuất khẩu tính đủ ước đạt 3.050 triệu USD, bằng 102,3% kế hoạch năm 2018, tăng 10,9%. Kết quả, VGT ước đạt hơn 48.658 tỷ đồng doanh thu và 1.532,9 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, vượt hơn 16% kế hoạch cả năm. So với năm ngoái, hai chỉ tiêu trên lần lượt tăng 6,6% và 6,2%.

Nói về việc kinh doanh, ông Lê Tiến Trường – Tổng Giám đốc Tập đoàn cho biết, năm 2018 là một năm biến động đối với dệt may toàn cầu do ảnh hưởng của tình hình kinh tế, chính trị thế giới, cạnh tranh giữa các nước lớn gay gắt, chủ nghĩa bảo hộ, chiến tranh thương mại gia tăng… Trước bối cảnh này, "Năm 2018 là năm tăng trưởng "đột biến" của ngành dệt may trong nước. Bởi lẽ, những năm "hoàng kim" như 2007-2008, mức tăng của ngành này đạt 34% nhưng thực tế về giá trị tuyệt đối cũng chỉ đạt hơn 2 tỷ USD, trong khi những năm gần đây, mức tăng 10% thì trung bình cũng chỉ tăng từ 2,5-3 tỷ USD về kim ngạch. Do đó, con số 5 tỷ USD tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của năm 2018 được coi là con số đặc biệt, bằng 100% kim ngạch xuất khẩu của năm 2007", ông Trường nói thêm.

Bước sang năm 2019, dự báo ngành dệt may sẽ không khởi sắc về cầu khi các dự báo cho thấy các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật, châu Âu tăng trưởng đều thấp hơn. Trong bối cảnh đó, xu thế thắt chặt dòng tiền tại các quốc gia nhập khẩu vẫn tiếp diễn. Mặt khác, ngành còn đối diện với những tác động của chiến tranh thương mại phức tạp Mỹ – Trung. VGT kỳ vọng năm 2019 giá trị sản xuất công nghiệp tăng 5% so với năm 2018; Kim ngạch xuất khẩu tăng 6-8%; doanh thu theo đó ước tăng 5-7% ; lợi nhuận tăng 12% và mức lương bình quân 8 triệu đồng/người/tháng.

Tuy đạt lợi nhuận khả quan, song giá cổ phiếu VGT trên thị trường biến động mạnh theo chiều hướng đi xuống. Hiện, thị giá VGT giảm mạnh về giao dịch tại mức 10.300 đồng/cp.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video