Mua gạo, rau, thịt có ‘chứng minh thư’

Ngày càng có nhiều bà nội trợ dùng điện thoại thông minh để truy xuất nguồn gốc khi mua thực phẩm.

Thời gian gần đây các doanh nghiệp (DN), nhà bán lẻ đẩy mạnh việc áp dụng mã QR Code (mã phản hồi nhanh, mã vạch ma trận hoặc mã hóa thông tin…) nhằm giúp người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc thực phẩm bằng điện thoại thông minh.

Mấy giây là có đủ thông tin Tại Siêu thị Metro An Phú, chị Lê Thị Nga, nhà ở quận 2, TP HCM, một tay cầm khay thịt, một tay cầm chiếc điện thoại thông minh để quét mã QR Code. Chỉ vài giây sau màn hình điện thoại hiện lên hàng loạt thông tin về miếng thịt chị muốn mua. “Nhờ mã code mà tôi biết sản phẩm được sản xuất ở trang trại nào, chủ trang trại là ai, chăn nuôi theo tiêu chuẩn gì, giết mổ ngày nào... Qua những thông tin này, khi mua sản phẩm tôi cũng cảm thấy an tâm hơn so với mua thịt trôi nổi trên thị trường” - chị Nga nói. Trong khi đó, chị Nguyễn Hà Dung, nhà ở quận Tân Phú, TP HCM, đang chọn mua rau tại cửa hàng tiện lợi Vinmart+. Chị Dung còn tư vấn cho người bạn đi cùng nên chọn loại rau củ trên bao bì có dán mã QR Code, rồi dùng điện thoại thông minh quét xem thông tin về nguồn gốc sản phẩm. Để người bạn dễ hiểu, chị Dung cầm điện thoại mở sẵn ứng dụng quick scan, đặt lên trên mã sản phẩm dán ngoài bó rau mồng tơi. Lập tức trên màn hình điện thoại hiện lên dòng chữ “Bản đồ truy xuất nguồn gốc”. Chạm vào dòng chữ này, một dãy chữ số với tên sản phẩm và hàng loạt thông tin khác như sản phẩm được chứng nhận VietGAP, đơn vị đóng gói, nơi trồng, thông tin về nhà phân phối... hiện ra. Không chỉ rau, quả, thịt mà hiện nay rất nhiều khách hàng khi mua gạo, cá, tôm… cũng có thể dùng điện thoại thông minh để truy xuất “lai lịch, chứng minh thư” của mặt hàng mình muốn mua.
[caption id="attachment_42749" align="aligncenter" width="465"]Người tiêu dùng đang truy xuất nguồn gốc thực phẩm bằng điện thoại thông minh. Ảnh: TÚ UYÊN Người tiêu dùng đang truy xuất nguồn gốc thực phẩm bằng điện thoại thông minh. Ảnh: TÚ UYÊN[/caption]

Không phải là phép màu

Đánh giá việc triển khai truy xuất nguồn gốc sản phẩm là xu hướng tích cực và cần nhân rộng nên sắp tới TP HCM sẽ triển khai chương trình truy xuất nguồn gốc thịt heo (tiến tới áp dụng với nhiều loại thực phẩm khác như thịt gà, rau, củ quả...) bằng công nghệ thông tin tại nhiều chợ cũng như siêu thị.

Công nghệ truy xuất nguồn gốc thịt heo do Hội Công nghệ cao TP HCM nghiên cứu, ứng dụng. Theo đó, người tiêu dùng có thể kiểm tra thịt sạch hay bẩn bằng ứng dụng trên smartphone. Trước đó, heo tại trang trại đã được gắn vòng nhận diện (gắn chip theo dõi). Vòng nhận diện được ví như “chứng minh thư” cho heo.

Nói về vấn đề này, ông Trần Quang Thắng, Viện trưởng Viện Kinh tế và Quản lý TP HCM, cho hay ở nhiều nước như Nhật, Mỹ, Liên minh Châu Âu đều sử dụng mã sản phẩm để truy xuất nguồn gốc thực phẩm, rượu vang. Mục đích nhằm duy trì chất lượng và hình ảnh của thương hiệu nổi tiếng trong nước, đồng thời nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm.

Tuy nhiên, không loại trừ khả năng người sản xuất có thể trà trộn nguồn hàng không đảm bảo. Bởi mã QR Code chỉ là phương tiện để đảm bảo yên tâm cho người mua về nguồn gốc sản phẩm, bảo vệ uy tín, thương hiệu của nhà sản xuất chân chính chứ không phải là phép màu hay cây đũa thần giúp bảo đảm tuyệt đối chất lượng sản phẩm.

Đại diện một công ty sản xuất thực phẩm cũng cho rằng nếu kiểm soát chặt cộng với ý thức của người sản xuất và kinh doanh thì sẽ kiểm soát được nguồn gốc thực phẩm như heo, bò, gà, cá, rau... Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là tình trạng quản lý và sản xuất chưa đồng bộ có thể sẽ dẫn tới việc đánh tráo, trà trộn giữa thực phẩm sạch với không sạch.

“Ví dụ người tiêu dùng mua thịt heo thường tin tưởng vào thương hiệu và sẽ ít có điều kiện tham chiếu, kiểm tra mã sản phẩm. Do đó phải giải quyết căn cơ bài toán này bằng cách giao trách nhiệm truy xuất nguồn gốc sản phẩm cho DN, nhà phân phối… và người tiêu dùng chỉ kiểm tra khi nào nghi ngờ. Bên cạnh đó, người bán cũng phải ký cam kết bán sản phẩm đúng nguồn gốc, không sử dụng mã sản phẩm giả và cam kết này phải có giá trị pháp lý” - đại diện công ty trên đề xuất.

day lui thuc pham ban

Theo Tú Uyên (Pháp luật TP HCM)

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video