Một mã ngân hàng tăng gần 13% tuần qua, khối ngoại tiếp tục gom mạnh STB, CTG

Sau nhiều phiên liên tiếp ngập trong sắc xanh, cổ phiếu ngân hàng tuần qua chịu áp lực điều chỉnh khiến sắc đỏ chiếm chủ đạo. 17/27 mã ngân hàng đã giảm gia trong tuần qua.

Trong đó, VCB giảm mạnh nhất khi mất 9,1%, đóng cửa phiên 9/12 ở mức 85.000 đồng/cp. Trong tuần trước đó, VCB đã bật tăng khá mạnh (16,3%).

Liên quan đến Vietcombank, ngân hàng này vừa thông báo sẽ tổ chức đại hội cổ đông bất thường vào ngày 30/1/2023 để bầu bổ sung thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2018-2023 và thông qua tờ trình về việc kéo dài thời gian thực hiện tăng vốn điều lệ.

Ngoài VCB, một số cổ phiếu khác giảm trên dưới 5% còn có ABB (-5,6%), PGB (-5,4%), SHB (-5,4%), BID (-4,9%),…Nhìn chung, mức giảm giá trong tuần này không quá sâu nếu so với đà tăng tích cực của 2 tuần trước đó.

Ở chiều ngược lại, có 10 cổ phiếu tăng giá trong tuần 5-9/12, trong đó ấn tượng nhất là LPB của LienVietPostBank khi tăng tới 12,8%. Theo đó, kể từ ngày 15/11 đến nay, LPB đã tăng tới 65%.

Thanh khoản của LPB cũng tăng đột biến, đặc biệt là phiên 6/12 có tới hơn 36 triệu cp được khớp lệnh, giá trị 485 tỷ đồng. Tính cả tuần, giá trị giao dịch cổ phiếu LPB đạt hơn 1.400 tỷ đồng, nằm trong top 5 mã ngân hàng có thanh khoản cao nhất.

Một thông tin đáng chú ý liên quan đến thay đổi lãnh đạo của LienVietPostBank là ngân hàng chính thức có Chủ tịch HĐQT mới. Cụ thể, ông Huỳnh Ngọc Huy từ nhiệm HĐQT theo nguyện vọng cá nhân và ông Nguyễn Đức Thuỵ được bầu làm Chủ tịch từ ngày 9/12/2022.

STB cũng có diễn biến tích cực khi tăng 7,4% trong tuần này, đưa thị giá lên 22.400 đồng/cp. Từ mức đáy ngày 15/11 đến nay, STB đã tăng gần 50%. Nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục gom mạnh STB khi mua ròng gần 19 triệu đơn vị trong tuần qua.

Một số cổ phiếu khác cũng tăng giá dù thị trường chịu áp lực điều chỉnh như EIB (3,7%), OCB (2,9%), HDB (1,8%),…

Thanh khoản toàn ngành giữ ở mức cao trên 4.500 tỷ đồng/phiên trong 2 ngày đầu tuần nhưng sau đó có xu hướng sụt giảm dần về cuối tuần. Giá trị giao dịch khớp lệnh ngành ngân hàng tuần qua đạt hơn 18.000 tỷ đồng, tương đương 3.600 tỷ đồng/phiên, vẫn cao hơn so với tuần trước (3.300 tỷ đồng/phiên).

STB vẫn là cổ phiếu có thanh khoản cao nhất, với giá trị giao dịch đạt 3.500 tỷ đồng tuần qua, tăng khoảng 600 tỷ so với tuần trước. Các mã có thanh khoản cao tiếp theo là VPB (2.500 tỷ đồng), SHB (1.800 tỷ đồng), TPB (1.600 tỷ đồng), LPB (1.500 tỷ đổng), MBB (1.400 tỷ đồng), TCB (1.200 tỷ đồng),…

Ngoài STB, một số cổ phiếu khác tiếp tục được nhà đầu tư nước ngoài mua ròng, trong đó có CTG (hơn 6 triệu cp), SHB (hơn 5,6 triệu cp),… 

Một mã ngân hàng tăng gần 13% tuần qua, khối ngoại tiếp tục gom mạnh STB, CTG - Ảnh 1.

 

 

Theo Minh Vy (Nhịp sống thị trường)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video