Một cổ phiếu ngân hàng tăng hơn 15% tuần cuối năm Tân Sửu, nhà đầu tư “ấm lòng” về ăn Tết

Cổ đông các ngân hàng có một tuần "ấm lòng" khi giá cổ phiếu đồng loạt tăng giá, nhiều mã lập đỉnh trước kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên đán.

Tuần giao dịch cuối cùng của năm Tân Sửu (24-28/1/2022), cổ phiếu ngân hàng đồng loạt tăng mạnh với 25/27 mã tăng giá. 

Trong đó, LPB là cổ phiếu tăng mạnh nhất (15,2%), đóng cửa phiên giao dịch 28/1 ở mức 27.700 đồng/cp.

LPB có 2 phiên tăng kịch trần 25-26/1 sa khi VNPost (cổ đông lớn của LienVietPostBank) thông báo bán đấu giá hơn 122 triệu cổ phiếu LPB (tương đương hơn 10% vốn cổ phần) với giá tối thiểu 28.930 đồng/cổ phiếu, cao hơn nhiều so với giá hiện hành.

Cổ phiếu tăng mạnh tiếp theo là EIB (tăng 12,1%). Hiện giá EIB ở mức 37.450 đồng/cp, cao nhất từ trước đến nay. 

EIB "nổi sóng" trong bối cảnh ngân hàng này chuẩn bị họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 lần 2 vào ngày 15/2/2022. Đáng chú ý, phiên 28/1, EIB ghi nhận có 20 triệu cổ phiếu được thoả thuận ở giá sàn 32.850 đồng/cp. Bên cạnh đó, khối ngoại giao dịch mạnh cổ phiếu này với 20.003.500 cổ phiếu được nhà đầu tư mua vào và bán ra 20.008.300 cổ phiếu.

Các cổ phiếu tăng mạnh tiếp theo là SHB (9,2%), ABB (8%), VPB (6,9%), TCB (6%), MBB (6%),…

Ở chiều ngược lại, VCB giảm nhẹ 0,2% xuống 89.000 đồng/cp. NVB không thay đổi ở mức 32.000 đồng/cp.

Dòng tiền có xu hướng đổ vào nhóm ngân hàng, thanh khoản tăng mạnh so với các tuần trước.  

Có 3 cổ phiếu có khối lượng giao dịch đạt trên 100 triệu cổ phiếu trong tuần qua là STB (hơn 149 triệu cp), MBB (hơn 121 triệu cp), LPB (hơn 101 triệu cp). Ngoài ra, thanh khoản của VPB, CTG cũng tăng mạnh lên lần lượt 83 triệu cp, 79 triệu cp.

Khối ngoại có động thái gom mạnh một số cổ phiếu ngân hàng trong tuần qua. Trong đó, nhà đầu tư đã mua ròng gần 12 triệu cp CTG; 9,5 triệu cp LPB; 8,9 triệu cp STB; 5,1 triệu cp TPB. Ngoài ra, khối ngoại cũng mua ròng hơn 1 triệu cp HDB và BID. 

Trong tuần này, các ngân hàng trên sàn chứng khoán đã hoàn thành công bố báo cáo tài chính quý 4/2021. Năm 2021, có 8 ngân hàng báo lãi trước thuế đạt trên 10.000 tỷ đồng, đó là Vietcombank, Techcombank, VietinBank, MB, VPBank, Agribank, BIDV, ACB. 

Trong khi đó, với mốc 1.000 tỷ đồng thì có tới khoảng 20 ngân hàng, bao gồm cả những ngân hàng nhỏ như Kienlongbank, ABBank,…

Một cổ phiếu ngân hàng tăng hơn 15% tuần cuối năm Tân Sửu, nhà đầu tư “ấm lòng” về ăn Tết  - Ảnh 1.
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video