Môi giới nhà đất, đòi nợ thuê 'chơi dài' sau Tết

Nhiều sàn bất động sản, công ty đòi nợ thuê... chưa khởi động lại sau kỳ nghỉ Tết mà nghỉ thêm cả chục ngày nữa.

Cách đây hai ngày (mùng 9 Tháng Giêng), một công ty bất động sản lớn tại Hà Nội mới khai xuân. Lãnh đạo công ty này cho biết, tất cả nhân viên chỉ lên văn phòng một ngày, cùng tổ chức tiệc gặp nhẹ gặp mặt đầu năm rồi lại nghỉ tiếp. Ngoài ra, một số môi giới hẹn những khách đã chốt trong năm lên văn phòng để đặt cọc, thực hiện các thủ tục lấy ngày, mở hàng đầu năm.

Sau đó, tại công ty chỉ có nhân viên phòng hành chính - lễ tân làm việc để xử lý các công việc với đối tác, còn bộ phận kinh doanh được nghỉ đến hết Rằm mới làm việc trở lại. 

"Những người làm kinh doanh, đặc biệt là bất động sản cũng thường xuyên đi lễ chùa đầu năm. Mới Tết xong, người mua nhà để ở hay khách đầu tư cũng chưa mặn mà đi mua bất động sản. Các chủ đầu tư cũng mới bắt tay vào triển khai các dự án nên hàng mới chưa có. Vì vậy, vài ngày nữa chúng tôi mới bắt nhịp trở lại với công việc", vị này cho biết. 

Môi giới bất động sản tại buổi mở bán của một dự án. Ảnh: Vũ Lê

Môi giới bất động sản tại buổi mở bán của một dự án. Ảnh: Vũ Lê

Trong khi đó, một sàn bất động sản lớn tại Thanh Xuân cũng mới mở cửa trở lại từ ngày Thần tài (ngày 10 tháng Giêng). Tuy nhiên, sau khi có khách đến đặt cọc lấy ngày thì các nhân viên vẫn được nghỉ thêm khoảng một tuần nữa. Những ngày đầu, công ty cũng chỉ cắt cử một vài người thay nhau trực, còn lại hầu hết đi lễ chùa hoặc chúc Tết khách hàng. Bởi vậy, lãnh đạo sàn cho biết có thể phải sau Rằm, thậm chí cuối tháng Giêng mới khởi động lại các hoạt động kinh doanh trong công ty.

Theo ông, nhân viên kinh doanh chủ yếu nhận lương cứng mức khá thấp, chỉ từ 3-5 triệu đồng nên vẫn được trả 100%. Tuy nhiên, riêng khoản hoa hồng bán hàng sẽ bị giảm mạnh, thậm chí có người không có giao dịch nào. 

Một số công ty thu hồi nợ cũng cho biết đến giữa tháng Giêng mới khai xuân, gặp mặt nhân viên. Tuy nhiên, việc triển khai các công việc kinh doanh phải đến cuối tháng mới bắt đầu. Lãnh đạo một công ty thu hồi nợ tại Thanh Xuân cho biết việc không đến đòi nợ đầu năm là nguyên tắc thuận theo tâm lý của người Việt. Do đó, kể cả quản lý và nhân viên trong doanh nghiệp đòi nợ thuê đều giữ tâm lý thư thả vào những ngày đầu năm mới. 

"Kể cả có khách hàng ký hợp đồng thu nợ trong tháng này, chúng tôi cũng chưa triển khai ngay các nghiệp vụ đòi. Bởi nếu làm vậy sẽ nảy sinh tâm lý tiêu cực cho khách nợ, dẫn đến không đòi được tiền như kỳ vọng", vị này nói. 

Ở một số ngân hàng, những ngày đầu năm cũng là giai đoạn mà bộ phận thu hồi và xử lý nợ thường nhàn nhất trong năm, khác hẳn với sự bận rộn và áp lực như giáp Tết. Do đó, một số đơn vị đẩy mạnh làm báo cáo, hồ sơ cũng như các giấy tờ, thủ tục để tái cơ cấu nợ cho khách hàng.

Theo Minh Châu
Vnexpress

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video