Mirae Asset muốn bán giải chấp 300.000 cổ phiếu Apax Holdings (IBC) nhưng không thể khớp lệnh

Đây là số cổ phiếu thuộc sở hữu của CTCP Tập đoàn giáo dục Egroup - công ty mẹ của Apax Holdings.

CTCP Chứng khoán Mirae Asset vừa báo cáo kết quả giải chấp cổ phiếu IBC - cổ phiếu của Công ty Cổ phần Đầu tư Apax Holdings.

Theo đó, CTCK này đã thực hiện giải chấp 300.000 cổ phiếu IBC thuộc sở hữu của CTCP Tập đoàn giáo dục Egroup - công ty mẹ của Apax Holdings. Việc bán giải chấp diễn ra từ ngày 25/11 đến ngày 9/12/2022, tuy nhiên không có cổ phiếu nào được bán khớp.

Không chỉ có Mirae Asset, cuối tháng 9, CTCP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (mã SHS) cũng thông báo bán giải chấp 2,5 triệu cổ phiếu IBC của CTCP Đầu tư Apax Holdings đang được sở hữu bởi ông Nguyễn Ngọc Thủy. Thời gian dự kiến bán giải chấp cổ phiếu IBC từ 28/9 đến 31/12/2022.

Thực tế, việc đặt lệnh bán nhưng không thể khớp tại cổ phiếu IBC là điều dễ hiểu khi trên thị trường, cổ phiếu IBC đã đánh dấu hơn chục phiên liên tiếp giảm hết biên độ, trắng bên mua và vẫn chưa ngừng đà lao dốc. Kết thúc phiên 12/12, cổ phiếu tiếp tục giảm sàn xuống còn 5.700 đồng/cp.

Mirae Asset muốn bán giải chấp 300.000 cổ phiếu Apax Holdings (IBC) nhưng không thể khớp lệnh - Ảnh 1.

Theo văn bản giải trình 5 phiên giảm sàn liên tiếp gần đây (30/11 - 6/12/2022), Apax Holdings cho rằng giá cổ phiếu IBC giảm trong thời gian gần đây là do yếu tố tâm lý của nhà đầu tư trước những bất ổn và triển vọng kém tích cực về kinh tế cũng như những tác động của bối cảnh vĩ mô. Đồng thời, nhà đầu tư cổ phiếu IBC có vay ký quỹ/thế chấp bị ép bán chủ động từ các Công ty Chứng khoán để nhanh chóng thu hồi vốn vay và hiện tượng này vẫn tiếp tục xảy ra. 

Trước đó, trong lần đầu giải trình 5 phiên giảm sàn từ 23-29/11, công ty lặp lại nguyên nhân “ giá cổ phiếu IBC giảm trong thời gian gần đây là do yếu tố tâm lý của nhà đầu tư trước những bất ổn và triển vọng kém tích cực về kinh tế cũng như những tác động của bối cảnh vĩ mô ”.

Đà giảm của cổ phiếu IBC diễn ra sau hàng loạt lùm xùm, mới nhất hàng loạt các công ty thuộc sở hữu và liên quan đến ông Nguyễn Ngọc Thuỷ đều xuất hiện trong danh sách nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) tại Hà Nội trong tháng 11 với số tiền từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng.

Trước đó, ngày 16/11/2022, Cục Thuế TP. Hà Nội đã ra quyết định cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của IBC (địa chỉ tại số 88 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội) với tổng số tiền hơn 5,6 tỷ đồng.

Với nhiều diễn biến xấu, vừa qua ông Nguyễn Ngọc Thủy đã có buổi gặp gỡ và giải đáp thắc mắc của các cổ đông và nhà đầu tư liên quan đến các hoạt động đầu tư vào Tập đoàn Egroup. Ông Thủy cho biết Egroup đã và đang có kế hoạch phục hồi hệ thống và tái cấu trúc Apax English/Apax Leaders – đơn vị thành viên giáo dục lớn nhất của Egroup nhằm tối ưu hóa chi phí mặt bằng và vận hành nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.

Trước mắt, trong bối cảnh khó khăn chung của thị trường và nội lực hiện tại của doanh nghiệp, chúng tôi tha thiết mong muốn các cổ đông thấu hiểu, đồng thuận giảm lãi suất, cho thêm cơ hội và thời gian khoảng 2-3 năm để doanh nghiệp có thể phục hồi hoàn toàn và có điều kiện để thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với cổ đông, khách hàng và đối tác” - ông nói.

Theo Chi Tú (Nhịp sống thị trường)

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video