Mất tính mùa vụ, tỷ giá USD/VND liên ngân hàng đi ngang dịp cuối năm

Thị trường ngoại tệ đang chứng kiến điều bất ngờ khi tỷ giá USD/VND có xu hướng đi ngang vào dịp cuối năm...

Mất tính mùa vụ, tỷ giá USD/VND liên ngân hàng đi ngang dịp cuối năm

Tỷ giá USD/VND trên liên ngân hàng tiếp tục chuỗi ngày đi ngang nhờ bối cảnh quốc tế và trong nước ổn định.

Trong dòng chảy gần đây không có nhiều thông tin mới liên quan đến quan hệ thương mại Mỹ - Trung ngoại trừ các tín hiệu cho thấy 2 quốc gia này đang thực thi các bước để tiến tới một thỏa thuận thương mại chung.

Do đó, tâm lý tích cực vẫn duy trì và hầu hết các đồng tiền trên thế giới đều đi ngang sau thời gian tăng giá.

Còn ở Việt Nam, theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, cán cân tổng thế quý 3/2019 tiếp tục thặng dư 4,85 tỷ USD, lũy kế 9 tháng thặng dư kỷ lục tới gần 14 tỷ USD.

Nguồn cung ngoại tệ dồi dào đã giúp phía nhà điều hành mua được lượng lớn ngoại tệ và giữ tỷ giá USD/VND ổn định ở mức thấp trong suốt những tháng vừa qua.

Tại một hội nghị gần đây, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, mức dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã tăng kỷ lục với mức tăng hơn 2,5 lần so với cuối năm 2015. Trước đó, theo nhiều nguồn tổng hợp, mức dự trữ ngoại hối của Việt Nam đang khoảng 73 tỷ USD.

Với bối cảnh trong và ngoài như vậy, tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng tiếp tục thể hiện xu hướng đi ngang. Cụ thể, chốt ngày 24/12, tỷ giá này dừng ở mức 23.175 USD/VND, không thay đổi so với phiên liền trước và ngang bằng giá mua ngay của Ngân hàng Nhà nước.

Theo các chuyên gia tại Công ty Chứng khoán SSI nhận định: "Tỷ giá sẽ vẫn duy trì ở vùng quanh 23.100 – 23.200 VND/USD".

Còn theo một nghiên cứu của Ban Kinh doanh vốn và tiền tệ BIDV đưa ra kịch bản: "Trong kịch bản tích cực, xác suất 25%, khi cung cầu ngoại tệ thặng dư lớn hơn, khoảng 1 tỷ USD và môi trường quốc tế thuận lợi, Mỹ và Trung ký kết thỏa thuận, thể hiện rõ tín hiệu đình chiến, tỷ giá dự kiến đi ngang quanh mức 23.175 VND/USD", một lãnh đạo cao cấp BIDV đánh giá.

Theo Đào Vũ (Vneconomy)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video