Lý do Đức Việt được tập đoàn Hàn Quốc mua với giá 32 triệu USD?
Chỉ là một doanh nghiệp nhỏ trong thị trường xúc xích nhưng điều gì khiến đối tác ngoại Hàn Quốc bỏ ra tới 32 triệu USD (khoảng 670 tỷ đồng) để có được Đức Việt?
[caption id="attachment_29598" align="aligncenter" width="588"]
Khởi nghiệp từ năm 2000, với số vốn nhỏ nhoi, Cty Cổ phần Thực phẩm Đức Việt đã sản xuất ra những mẻ xúc xích đầu tiên mang công nghệ của Đức.
Sản phẩm đầu tiên là xúc xích nướng (Bratwurst) – một loại xúc xích nổi tiếng của vùng miền Trung nước Đức.
Sau khi tham khảo thị trường, đến năm 2002, Cty đã mạnh dạn chuyển đổi thành Cty Liên doanh Đức Việt.
Năm 2004, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ngày càng tăng của thị trường Cty đã khai trương Nhà máy chế biến thịt và thực phẩm sạch tại Khu Công nghiệp Phố Nối rộng khoảng 3,5 ha.
Năm 2008, Cty chuyển đổi thành Cty CP Thực phẩm Đức Việt…
Đến thời điểm này, hệ thống phân phối của Đức Việt đã tập trung chủ yếu tại các thành phố và đô thị lớn như: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa, Bắc Ninh, Quảng Ninh và 30 tỉnh thành phố khác trong cả nước. Trong đó, có nhiều kênh phân phối như siêu thị lớn như Metro Big C, nhà hàng, khách sạn, các cửa hàng thực phẩm…
Thâu tóm để mở rộng thị trường
Trước sự phát triển như vũ bão của Đức Việt nhận thấy miếng bánh béo bở từ thị trường này, Tập đoàn Daesang (Hàn Quốc), chủ sở hữu thương hiệu Miwon đang hoàn tất việc mua lại 99,9% cổ phần Thực phẩm Đức Việt vào ngày 5/8.
Theo tin từ Dealstreetasia, Tập đoàn thực phẩm Daesang Corp (Hàn Quốc) sẽ mở rộng hoạt động của mình trong lĩnh vực chế biến thịt tại Việt Nam bằng cách tiến hành thâu tóm Cty Đức Việt- một trong những doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam trong lĩnh vực chế biến xúc xích tươi với mức giá 32 triệu USD (khoảng 770 tỷ đồng).
Hiện tại, vốn điều lệ cty đạt 130 tỷ đồng và theo danh sách cổ đông được cập nhật tới tháng 5/2016, ông Mai Huy Tân-Giám đốc Cty là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ sở hữu 28,62%.
Với mức giá 32 triệu USD được chi ra để thâu tóm Đức Việt, Daesang đang định giá mỗi cổ phần của doanh nghiệp này vào khoảng 2,46 USD (khoảng 55.000 đồng).
Theo báo cáo của Daesang cho biết Đức Việt có tổng tài sản 16 tỷ won (khoảng 320 tỷ đồng) và nợ phải trả 7 tỷ won (khoảng 140 tỷ đồng). Năm 2015, Đức Việt đạt doanh thu 31 tỷ won (hơn 600 tỷ đồng) và lợi nhuận thu về là 2 tỷ won (40 tỷ đồng).
Hiện tại, Daesang có 3 nhà máy sản xuất tại Việt Nam. Trong đó, Miwon là một thương hiệu do Daesang sở hữu. Daesang cho biết việc mua cổ phần Đức Việt sẽ giúp cty củng cố thị phần trong lĩnh vực chế biến thịt, xúc xích đầy tiềm năng.
Đầu năm 2016, một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực chế biến thịt, xúc xích tại Việt Nam là Vissan cũng đã thực hiện đấu giá cổ phần và lập tức thu hút sự quan tâm lớn của giới đầu tư, trong đó có 2 “đại gia” CJ (Hàn Quốc), Masan.
Cuối cùng, Masan đã giành chiến thắng trong cuộc đua với CJ để trở thành cổ đông chiến lược của Vissan. Hiện tại, Masan đang nắm giữ gần 25% cổ phần Vissan với tổng giá trị đầu tư 2.130 tỷ đồng. Mức giá bình quân Masan chi ra cho mỗi cổ phần Vissan là 106.000 đồng/cp, cao hơn 30% so với mức giá IPO của Vissan.
Rõ ràng, sân chơi thị trường thực phẩm xúc xích ngày ngày càng hấp dẫn đối tác ngoại và Đức Việt không phải là trường hợp ngoại lệ…
Không hề dễ dàng
Tuy vậy, theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, hiện nay tại Việt Nam có khoảng gần 20 Cty gia nhập ngành sản xuất xúc xích.
Thị trường những năm gần đây xúc xích tươi của CP là đối thủ lớn Việt Nam cạnh tranh khốc liệt với 2 Nhà máy ở phía Bắc và phía Nam và hiện đang chuẩn bị mở tiếp 1 nhà máy chế biến thịt thứ 3 tại KCN Tân Phú Trung (HCM) chỉ sau Vissan; các doanh nghiệp có Vissan, Hạ Long, Mavin, Dabaco, Hiến Thành…
Nhưng đối với phân khúc thị trường miền Bắc xúc xích Đức Việt chiếm lĩnh hầu hết các cửa hàng, quán bia nhà hàng… bởi hương vị đặc trưng…
Nhận định thấy phân khúc đầy tiềm năng này Tập đoàn Hàn Quốc đã nhảy vào sân chơi này nhằm chiếm lĩnh thị trường đầy tiềm năng.
Không phải ngẫu nhiên mà ngày càng có nhiều “tay chơi” tham gia vào cuộc chiến xúc xích. Cứ nhìn vào kết quả kinh doanh của Vissan là có thể hiểu tại sao đây lại là sản phẩm hấp dẫn với các doanh nghiệp.
Năm 2014, dù mặt hàng này chỉ chiếm 25,4% doanh thu của Vissan nhưng nó lại đóng góp hơn 60% tổng lợi nhuận của Cty. Tính riêng 9 tháng đầu năm 2015, xúc xích đã đem về 306 tỷ trong tổng số 546 tỷ lợi nhuận của Vissan.
Nếu như Vissan nổi tiếng với xúc xích tiệt trùng thì Đức Việt lại chiếm ưu thế trong phân khúc xúc xích tươi. Nếu biết tận dụng điều này, Đức Việt có thể gia tăng miếng bánh thị phần của mình trong thời gian tới bởi người tiêu dùng Việt Nam đang dần chuyển sở thích từ xúc xích tiệt trùng sang xúc xích tươi.
Để củng cố thị phần và bành trướng thị trường xúc xích tươi và nhận rõ tiềm năng tăng trưởng Tập đoàn Deasang sẵn sàng chi số tiền lớn để sở hữu Đức Việt…
Bên cạnh Vissan, không thể không kể đến CPV. Với lợi thế là doanh nghiệp lớn ngành chăn nuôi, CPV lại hoàn toàn chủ động ở khâu nguyên liệu đầu vào. Các sản phẩm của CPV được sản xuất theo quy trình khép kín cùng tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng. Ngoài ra, với kinh nghiệm hơn 20 năm đầu tư và kinh doanh thành công tại Việt Nam, doanh nghiệp này chắc chắn là đối thủ đáng gờm của Đức Việt, Vissan…
Trong tương lai, Đức Việt sẽ phải đối mặt với những thách thức không nhỏ… Rõ ràng việc tận dụng khả năng của đối tác ngoại là một lộ trình chủ động của Đức Việt nhằm rút chân ra thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt của các tay chơi ngoại….
Theo Enternews