Lợi nhuận cả năm của Vinaphone chỉ bằng lãi của Viettel trong 7 ngày

Hiệu quả kinh doanh của Vinaphone vào loại kém nhất ngành viễn thông với tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chỉ chưa đến 3%, thậm chí thua xa 2 doanh nghiệp viễn thông cố định là FPT Telecom và CMC Telecom.

Vinaphone 1

Trong năm 2015, sau khi Mobifone tách ra trở thành một tổng công ty độc lập, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) đã cơ bản hoàn thành tái cấu trúc hoạt động sản xuất kinh doanh của mình theo đề án đã được Thủ thướng Chính phủ phê duyệt. Một trong những nội dung quan trọng của đề án là thành lập 3 tổng công ty, phụ trách phần lớn các hoạt động kinh doanh của tập đoàn, gồm Tổng công ty hạ tầng mạng VNPT-Net, Tổng công ty Dịch vụ Viễn thông VNPT-Vinaphone và Tổng công ty truyền thông VNPT-Media. Trong đó VNPT-Net là đơn vị hạch toán phụ thuộc còn VNPT-Vinaphone và VNPT-Media trở thành doanh nghiệp hạch toán độc lập do VNPT sở hữu 100% vốn điều lệ. VNPT-Vinaphone đại diện cho VNPT cung cấp các dịch vụ di động (thương hiệu VinaPhone), truy nhập Internet, viễn thông cố định và truyền hình, DC và Hosting, Dịch vụ giá trị gia tăng... Theo báo cáo chính thức từ VNPT, trong năm đầu hoạt động, VNPT-Vinaphone đạt 14.495 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận 417 tỷ đồng. Theo tìm hiểu của CafeF, số liệu này chỉ phản ánh kết quả của 6 tháng cuối năm 2015 khi mà doanh nghiệp này mới chỉ được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vào tháng 6/2015 (trước đó là đơn vị hạch toán phụ thuộc VNPT).
[caption id="attachment_26989" align="aligncenter" width="660"]Số liệu của VNPT-Vinaphone và VNPT-Media chỉ phản ánh 6 tháng cuối năm 2015 do mới được thành lập Số liệu của VNPT-Vinaphone và VNPT-Media chỉ phản ánh 6 tháng cuối năm 2015 do mới được thành lập[/caption]

Như vậy nếu giả sử kết quả nửa đầu năm tương đương nửa cuối thì cả năm 2015 Vinaphone sẽ có doanh thu vào khoảng 29.000-30.000 tỷ đồng và lợi nhuận cỡ 800-1.000 tỷ đồng.

Cũng theo báo cáo nói trên, tổng doanh thu của hệ thống VNPT đạt 50.600 tỷ và lãi trước thuế 3.453 tỷ trong năm 2015.

Hai mạng di động lớn còn lại, Mobifone đạt khoảng 36.900 tỷ doanh thu và 7.400 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế còn Viettel đạt 223.000 tỷ doanh thu và 45.800 tỷ lợi nhuận. Đây là những con số ước tính đưa ra từ cuối năm 2015 và hiện chưa có báo chính thức.

Vinaphone 3

Từ những con số trên có thể thấy là lợi nhuận cũng như tỷ suất lợi nhuận của VNPT nói chung và VNPT-Vinaphone nói riêng đều khá thấp so với 2 doanh nghiệp còn lại. Mức lợi nhuận mà Vinaphone đạt được (tính đầy đủ cả năm), chỉ tương đương với lợi nhuận 1 tuần của Viettel dù doanh thu chỉ gấp 7 lần.

Thậm chí, lợi nhuận của Vinaphone còn không bằng cả FPT Telecom (1.040 tỷ) – đối thủ chính của Vinaphone trong lĩnh vực viễn thông cố định hay Viettel Global (1.266 tỷ) – công ty phụ trách hoạt động đầu tư ra nước ngoài của tập đoàn Viettel.

Vinaphone cần tới 35 đồng doanh thu mới tạo ra 1 đồng lợi nhuận, tức tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chỉ vào khoảng 3%, một mức quá thấp không chỉ trong ngành viễn thông. Trong khi đó, FPT Telecom, Mobifone và Viettel đều có tỷ suất lợi nhuận vào khoảng 20%, tức cứ 5 đồng doanh thu tạo ra 1 đồng lãi.

Vinaphone 4

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video