LNTT quý 1 của Eximbank giảm 38% so với cùng kỳ, cho vay khách hàng tăng trưởng âm

Sự sụt giảm lợi nhuận chủ yếu đến từ chênh lệch ở khoản mục thu nhập góp vốn mua cổ phần.
LNTT quý 1 của Eximbank giảm 38% so với cùng kỳ, cho vay khách hàng tăng trưởng âm


Theo BCTC Hợp nhất quý 1/2019 của Eximbank, lợi nhuận trước thuế 3 tháng đầu năm của ngân hàng đạt 350 tỷ đồng, giảm 37,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sự sụt giảm lợi nhuận này chủ yếu đến từ chênh lệch ở khoản mục thu nhập góp vốn mua cổ phần. Trong khi quý 1/2018, Eximbank có được khoản thu đột biến hơn 500 tỷ từ việc thoái sạch vốn khỏi Sacombank thì quý 1 năm nay, thu nhập từ góp vốn mua cổ phần chỉ đạt 1,5 tỷ đồng.

Ngoài ra, hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng kém khả quan hơn, có lãi đạt 23 tỷ, giảm 60% so với cùng kỳ. Lãi từ hoạt động khác giảm 19%, chỉ đạt 38 tỷ đồng.

Ngược lại, thu nhập lãi thuần tăng 24,3% đạt 829 tỷ đồng. Hoạt động dịch vụ có lãi 79 tỷ, tương đương với mức cùng kỳ. Hoạt động mua bán chứng khoán có lãi 46 tỷ, trong khi cùng kỳ bị lỗ 24 tỷ.

Chi phí hoạt động tăng nhẹ 6,1% lên mức 674 tỷ đồng. Theo đó, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Eximbank đạt 343 tỷ, giảm 51,8%.

Mặc dù được hoàn nhập dự phòng 7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ phải trích lập tới 152 tỷ; LNTT quý 1/2019 của Eximbank vẫn thấp hơn cùng kỳ năm 2018. Lãi ròng đạt 281 tỷ, giảm 36,7%.

Cuối tháng 3/2019, tổng tài sản của ngân hàng đạt 150.715 tỷ đồng, giảm 1,3% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng giảm 2,9% xuống mức 99.944 tỷ đồng. Huy động tiền gửi khách hàng tăng 2,8% đạt 122.019 tỷ đồng.

Nợ xấu tại thời điểm ngày 31/3/2019 là 1.895 tỷ đồng, giảm 25 tỷ so với đầu năm. Tuy nhiên, do tổng dư nợ cho vay sụt giảm nên tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay của ngân hàng vẫn tăng từ mức 1,85% lên 1,88%.

Ngân hàng cũng còn 5.462 tỷ đồng nợ xấu tại VAMC, trong đó đã trích lập dự phòng 2.129 tỷ đồng.

Theo Trí thức trẻ

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video