Lãnh đạo Vinamilk đăng ký bán 300.000 cổ phiếu, dự thu hơn 50 tỷ đồng

Trước đó, Giám đốc R&D của Vinamilk cũng đăng ký bán 60.000 cổ phiếu. Nếu thực hiện bán thành công với mức giá như hiện tại, Giám đốc Dự án dự kiến sẽ thu về hơn 50 tỷ đồng.

Bà Ngô Thị Thu Trang, Giám đốc Dự án CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã VNM-HoSE) vừa đăng ký bán 300.000 cổ phiếu VNM.

Giao dịch dự kiến được thực hiện từ 17/8 đến 15/9/2016 thông qua phương thức khớp lệnh/ thỏa thuận trên thị trường. Hiện, bà Trang đang nắm giữ 1.042.563 cổ phiếu VNM. Nếu giao dịch này thành công, lượng cổ phiếu bà Trang nắm giữ còn lại là hơn 742 nghìn cổ phiếu, tương đương 0,06% vốn điều lệ.

Trước đó, ông Nguyễn Quốc Khánh, Giám đốc Điều hành Nghiên cứu & Phát triển Sản phẩm cũng đăng ký bán ra 60.000 cổ phiếu VNM nhằm đáp ứng nhu cầu cá nhân trong tháng 8 tới.

Cả hai nhân sự cấp cao trên đều nằm trong nhóm các lãnh đạo Vinamilk được mua cổ phiếu vào đợt giữa tháng 2/2016, theo cam kết tham gia chương trình thưởng dài hạn theo kết quả hoạt động năm 2015 của Vinamilk.

Số lượng cổ phiếu VNM của một số nhân sự cấp cao VNM hồi tháng /2016

sl cp cdnb vinamilk

Với thị giá 169.000 đồng/cp, ước tính số tiền mà bà Trang nhận được là 50,7 tỷ đồng. Giá cổ phiếu VNM đã liên tục tăng trong tuần qua.

Tính tới thời điểm hiện tại, tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại doanh nghiệp này đạt 48,7%. Vinamilk hiện đã hoàn tất nới room ngoại lên 100%. Tuy nhiên, phần lớn cổ phần của doanh nghiệp này đang nằm trong tay cổ đông nhà nước SCIC, với tỷ lệ sở hữu 44,8%.

Theo ông Vũ Minh Đức, Trưởng phòng Phân tích khối KHCN CTCP Chứng khoán Bản Việt, hiện đã có một số dự báo sớm về các quỹ ETF trong kỳ điều chỉnh danh mục tháng 9 tới đây. Theo đó gần như chắc chắn VNM sẽ vào rổ ETF của FTSE và có khả năng sẽ vào rổ chỉ số của Vaneck. Với việc một số lãnh đạo Vinamilk bán cổ phiếu nắm giữ, lực cung Vinamilk sẽ tăng lên khi nhiều khả năng lực cầu cổ phiếu này dự kiến tăng lên trong thời gian tới.

Theo NDH

Tags:

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video