Là thương hiệu nội thất hàng đầu VN nhưng trên 80% lợi nhuận của Xuân Hoà lại trông chờ vào lượng bán xe của Toyota

Nhiều năm nay, Xuân Hòa chủ yếu có lãi từ khoản cổ tức từ doanh nghiệp sản xuất ghế da cho Toyota còn lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính rất thấp.

Công ty cổ phần Xuân Hòa Việt Nam (XHC) – tiền thân là Nhà máy xe đạp Xuân Hòa, được thành lập từ năm 1980 do Pháp xây dựng. Sau hơn 35 năm phát triển, đến nay Xuân Hòa trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về tư vấn, thiết kế, sản xuất trang thiết bị nội thất.

Một số dự án gắn liền với tên tuổi của công ty như phòng họp Diên Hồng tòa nhà Quốc Hội, Cung văn hóa hữu nghị Việt Xô, hay Bảo tàng Hà Nội. Tuy nhiên dù sở hữu thương hiệu hàng đầu, hoạt động kinh doanh của Xuân Hòa gần như chỉ đủ bù đắp chi phí.

Giai đoạn từ 1/7/2014 – 31/12/2015, Xuân Hòa ghi nhận 592 tỷ đồng doanh thu thuần. Tuy nhiên, giá vốn chiếm hơn 83%, tương đương gần 500 tỷ đồng, các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng chiếm gần 90 tỷ đồng.

Năm 2016, công ty ghi nhận hơn 370 tỷ đồng doanh thu và 83 tỷ đồng lãi gộp với biên lãi gộp được cải thiện lên 22,6%. Tuy nhiên, phần lợi nhuận gộp gần như chỉ bù đắp được chi phí bán hàng (27,4 tỷ) và chi phí quản lý doanh nghiệp (43,3 tỷ đồng).

Dù vậy, Xuân Hòa vẫn báo lãi trước thuế 67 tỷ đồng năm 2016, trong đó nhờ phần đóng góp đáng kể là doanh thu tài chính từ cổ tức.

Câu chuyện của Xuân Hòa thực tế không khác nhiều so với nhiều Tổng công ty có vốn nhà nước khác như Tổng Công ty Máy động lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam (VEAM), Satra, Saigon Tourist hay Phát triển Công nghiệp Tân Thuận (TTIPC).

Hoạt dộng kinh doanh chính không mấy nổi trội nhưng VEAM trở thành một trong những doanh nghiệp có lợi nhuận lớn nhất ngành ô tô nhờ vào phần vốn tại 3 liên doanh ô tô hàng đầu Việt Nam là Toyota, Honda và Ford.

Năm 1996, Xuân Hòa hợp tác cùng tập đoàn Toyota Boshoku thành lập công ty liên doanh Takanichi Việt Nam (nay đã đổi tên thành Công ty TNHH Toyota Boshoku Hà Nội). Doanh nghiệp nội thất này góp gần 590.000 USD, tương đương hơn 9,4 tỷ đồng (thông qua quyền sử dụng đất) trong liên doanh, tương ứng với tỷ lệ 30%.

[caption id="attachment_63850" align="aligncenter" width="640"] Công ty Toyota Boshoku Hà Nội là đơn vị chuyên sản xuất ghế da cho Toyota Việt Nam[/caption]

Nhờ liên doanh với Toyota Boshoku – một doanh nghiệp cung cấp nội thất ôtô nằm trong hệ sinh thái của Toyota, gần 21 năm hợp tác và phát triển, Xuân Hòa trở thành đối tác gia công nội thất cho các dòng xe của thương hiệu ôtô này tại thị trường Việt Nam như: Camry, Fortuner, Vios và một số dòng xe khác.

Bản công bố thông tin của Xuân Hòa cho biết công ty hiện đang ghi nhận hợp đồng gia công linh kiện ôtô cho Toyota Boshoku Hà Nội với giá trị gần 16 tỷ đồng từ năm 2013.

Tuy nhiên, với 30% sở hữu, “trái ngọt” mà Xuân Hòa nhận được không hẳn chỉ ở hoạt động kinh doanh mà chủ yếu ở phần cổ tức nhận được mỗi năm.

Năm 2016, Công ty TNHH Toyota Boshoku Hà Nội ghi nhận 2.370 tỷ đồng doanh thu và 252 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, kết quả ổn định nhờ nằm trong chuỗi công nghiệp phụ trợ của Toyota. Phần lợi nhuận dành cho chi trả cổ tức xấp xỉ 180 tỷ đồng.

Với 30% sở hữu tại liên doanh này, Xuân Hòa thu về hơn 53 tỷ đồng cổ tức trong năm 2016, cao hơn hẳn các năm trước và chiếm tới 79% tổng lợi nhuận trước thuế. Các năm trước, nếu loại trừ cổ tức từ Toyota Boshoku thì Xuân Hòa gần như không có lãi.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video