Kỳ lạ về hơn 1.400 sổ đỏ tại dự án sân golf nghìn tỷ FLC

Từ câu chuyện của ông Võ Ngọc Thành vừa bị cách chức Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai nhiệm kỳ 2021-2026, xóa tư cách Chủ tịch UBND tỉnh này nhiệm kỳ 2016-2021, nhóm PV Tiền Phong còn phát hiện thêm nhiều việc kỳ lạ quanh dự án sân golf nghìn tỷ Đak Đoa đã khiến loạt cán bộ lãnh đạo ở Gia Lai bị kỷ luật.

FLC thế chấp hàng trăm sổ đỏ

Một nguồn tin của Tiền Phong cho biết, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Gia Lai xác nhận, đã cấp hơn 1.400 sổ đỏ có mục đích sử dụng đất ở đô thị tại khu phức hợp sân golf Đak Đoa cho Tập đoàn FLC. "Đấu giá đất thành công, Tập đoàn FLC đã nộp mấy trăm tỷ đồng (hơn 400 tỷ đồng tiền trúng đấu giá đất -pv). Sau khi nộp xong, chúng tôi đã cấp bìa (hơn 1.400 sổ đỏ) cho họ", một lãnh đạo Sở TN&MT Gia Lai tiết lộ.

Kỳ lạ về hơn 1.400 sổ đỏ tại dự án sân golf nghìn tỷ FLC - Ảnh 1.

Ông Võ Ngọc Thành (đứng) khi còn đương chức Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai

Cũng theo vị lãnh đạo sở này, Tập đoàn FLC đã thế chấp khoảng 600-700 sổ đỏ vào một ngân hàng. Sau khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương có kết luận về sai phạm liên quan dự án sân golf Đak Đoa, UBND tỉnh Gia Lai đã có văn bản dừng xác nhận việc thế chấp các sổ đỏ trên cho Tập đoàn FLC.

Được biết, trong dự án tổ hợp sân golf, Tập đoàn FLC dự kiến xây dựng 3 khu đô thị A-B-C. Tỉnh Gia Lai đã đưa 3 khu trên vào quy hoạch đô thị ở sân golf và tổ chức đấu giá đất. Theo thông báo của Sở Tài chính Gia Lai, Tập đoàn FLC là tổ chức duy nhất đủ điều kiện đăng ký đấu giá đất. Khi được độc quyền đấu giá, doanh nghiệp này đã trúng đấu giá đất nguyên từng khu, như: Khu C trúng giá với số tiền 186 tỷ đồng, khu B trúng giá 138 tỷ đồng và khu A trúng giá 98 tỷ đồng. Tổng số tiền Tập đoàn FLC trúng đấu giá hơn 422 tỷ đồng. Hiện số tiền này, Tập đoàn FLC đã nộp cho tỉnh Gia Lai .

Một lãnh đạo Sở TN&MT Gia Lai cho biết, hiện nay, quy hoạch chi tiết cả 3 khu đô thị chưa có. Về phía Tập đoàn FLC đã được Sở TN&MT cấp riêng lẻ hơn 1.400 sổ đỏ cho 3 khu này. Anh T.V.H - Giám đốc Cty P.H (Gia Lai) cho biết, mỗi lô đất ở đô thị tại sân golf Đak Đoa có giá thị trường từ 1,5-2 tỷ đồng. Anh H. phân tích, như vậy trong khi chưa thực hiện dự án sân Golf, Tập đoàn FLC đã có thể “bỏ túi” cả ngàn tỷ đồng từ việc trúng đấu giá đất.

Kỳ lạ về hơn 1.400 sổ đỏ tại dự án sân golf nghìn tỷ FLC - Ảnh 2.

Gia Lai đã cấp hơn 1.400 sổ đỏ tại dự án sân golf Đak Đoa

Rừng thông hàng chục năm tuổi bị định giá “bèo”? 

Liên quan việc Tập đoàn FLC trúng đấu giá 59.243 cây thông với giá 300.000 đồng/cây tại dự án sân golf Đak Đoa , được biết, Cty Cổ phần Giám định và Thẩm định giá Thăng Long (Cty GĐ&TĐG Thăng Long) là đơn vị định giá. Công ty này có trụ sở nằm ở tòa nhà Licogi 13 (đường Khuất Duy Tiến, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội).

Trao đổi về việc căn cứ nào để định giá rừng thông mỗi cây giá 300.000 đồng, ông Vũ Văn Doanh - Phó Giám đốc công ty, nói: “Chúng tôi xin bảng báo giá của các đơn vị thu mua (cây thông-pv) và tham khảo giá thị trường… rồi căn cứ vào giá cao nhất để định giá”.

Ông Doanh nói thêm, việc của ông chỉ là định giá cây thông, còn ai đấu thầu, trúng giá ra sao (ông) không quan tâm. Sau khi thực hiện xong công việc ở dự án sân golf nghìn tỷ Gia Lai, ông Doanh chuyển sang làm Giám đốc Cty Cổ phần Thẩm định giá Thăng Long- công ty con thuộc Cty GĐ&TĐG Thăng Long.

Như Tiền Phong đã đưa tin, để Tập đoàn FLC thực hiện dự án sân golf hơn 2.000 tỷ đồng, tỉnh Gia Lai đã tổ chức bán 59.243 cây thông (cho tập đoàn này). Đây là rừng thông 2 và 3 lá độc đáo, hầu hết có dáng bonsai đẹp tự nhiên được trồng từ năm 1976 khiến giới chơi cây cảnh luôn ao ước được sở hữu dù chỉ một vài cây.

Dự án hiện đang bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu tạm dừng thi công; buộc hoàn trả các cây thông về lại nguyên trạng ban đầu. Tuy nhiên, rất nhiều cây thông (di chuyển) đã bị héo úa hoặc chết khô, thậm chí gỗ (thông) chất thành đống.

Theo Nhóm PV Tây Nguyên (Tiền Phong)

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video