KLS thà giải thể còn hơn “bán mình” giá rẻ cho SSI

Hai ĐHĐCĐ thường niên của CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) và CTCP Chứng khoán Kim Long (KLS) tổ chức cùng ngày. Theo ghi nhận, SSI đã đưa ra mức giá quá rẻ so với việc mỗi cổ đông cầm về tối thiểu 10.000 đồng tiền mặt trên mỗi cổ phiếu. 

[caption id="attachment_18339" align="aligncenter" width="670"]Ảnh minh họa. Ảnh minh họa.[/caption]

Khi được cổ đông hỏi về nguyên nhân thất bại của thương vụ SSI mua KLS thất bại. Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT của SSI cho biết ông đã cùng ngồi bàn với lãnh đạo của KLS về phương án sáp nhập theo đó, SSI sẽ chia cổ tức rồi phát hành cổ phần để hoán đổi cổ phiếu KLS theo tỷ lệ 2:1.

Thậm chí, vị chủ tịch này còn đã tính đến việc 2 công ty sẽ cùng tổ chức đại hội cổ đông cùng một ngày để tránh thông tin bị lọt ra ngoài.

Tuy nhiên, như cả thị trường đều đã biết, HĐQT của KLS đã không ủng hộ các phương án nói trên.

Và đây có lẽ là quyết định khá hợp lý nếu đặt trên bàn cân với phương án giải thể đang đưa ra thảo luận tại ĐHĐCĐ thường niên của KLS đang diễn ra cùng ngày.

Chủ tịch của KLS, ông Hà Hoài Nam cho biết, công ty sẽ hủy niêm yết vào tháng 8 tới đây cùng với đó sẽ tạm ứng tối thiểu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu.

Rõ ràng với tỷ lệ 2:1, trong khi thị giá đóng cửa của SSI ngày 25/4 là 22.100 đồng/cổ phiếu thì mức giá cổ phiếu KLS quy đổi ra cũng chỉ quanh 10.000 đồng/cổ phiếu.

Đây là mức giá thấp và có phần kém hấp dẫn nhiều so với việc cổ đông KLS sau giải thể sẽ nhận về tối thiểu 10.000 đồng tiền mặt trên mỗi cổ phiếu (lưu ý bằng mặt thay vì cổ phiếu).

Không chỉ thiếu sự đồng thuận về sáp nhập, KLS dường như còn muốn gây khó dễ với công ty chứng khoán đang có thị phần lớn nhất Việt Nam.

Đó là tại ĐHĐCĐ của KLS, lãnh đạo của KLS cho biết sẽ chuyển các tài khoản còn lại của KLS qua CTCK VNDirect (VND). Hiện VND đang đứng thứ 4 thị phần HOSE và thứ 2 trên sàn HNX.

Việc chuyển giao sang VND dự kiến thực hiện cuối tháng 6/2016. Dự kiến đến 15/06/2016 sẽ giải quyết xong các tài khoản của khách hàng.

Như vậy, trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì dường như lãnh đạo của 2 công ty chứng khoán đình đám này cũng khó có thể ngồi chung một thuyền.

Theo Bizlive

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video