KIS Việt Nam sẽ vay 30 triệu USD từ Korea Investment Holdings với lãi suất 4%

Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam vừa có Nghị quyết thông qua việc vay vốn từ Korea Investment Holdings (KIH).
Cổ đông sáng lập của KIS Việt Nam là KIS Việt Nam là Công ty TNHH Đầu tư & Chứng khoán Hàn Quốc
Cổ đông sáng lập của KIS Việt Nam là Công ty TNHH Đầu tư và Chứng khoán Hàn Quốc

Theo đó, khoản vay có trị giá 30 triệu USD, thời gian vay là 1 năm nhưng 2 bên có thể trả trước hạn nếu đạt được thống nhất.

Lãi suất khoản vay dự kiến trên 4%/năm, lãi suất chậm trả thực hiện theo lãi suất chậm trễ trung bình của ngân hàng thương mại tại Hàn Quốc. Bên cho vay không có yêu cầu tài về tài sản đảm bảo trong khoản vay này.

KIS Việt Nam là công ty chứng khoán được thành lập vào năm 2010 bởi Công ty TNHH Đầu tư và Chứng khoán Hàn Quốc (Korea Investment & Securities Co., Ltd). Vốn điều lệ của KIS hiện nay là 1.897 tỷ đồng (11/06/2018).

Korea Investment & Securities là công ty con trực thuộc KIH.

KIH được thành lập vào năm 1974, có trụ sở chính tại Seoul, Hàn Quốc. Mạng lưới của tập đoàn tài chính này có 92 chi nhánh tại Hàn Quốc, 6 công ty con ở nước ngoài, 2 văn phòng nước ngoài  và hơn 2.502 nhân viên.

KIS hiện là công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn thứ 3 tại Hàn Quốc và là một trong những định chế tài chính hàng đầu Châu Á. Tổng tài sản KIS quản lý trên toàn cầu là 32 tỷ USD, trong đó tài sản ở Việt Nam vào khoảng 1,1 tỷ USD.

Theo Baodautu

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video