Kiến nghị bỏ giấy phép khi xây nhà riêng lẻ cho người dân

UBND TP.HCM đã có kiến nghị trình Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng xin phép áp dụng việc bỏ giấy phép xây dựng nhà riêng lẻ cho người dân trên địa bàn.

Cụ thể, UBND TP.HCM kiến nghị Thủ tướng và Bộ Xây dựng cho phép áp dụng chính thức quy trình một cửa liên thông điện tử trong công tác cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn thành phố.

Bên cạnh đó, UBND TP.HCM kiến nghị chấp thuận việc phân cấp cho một cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế xây dựng/thiết kế bản vẽ thi công và cấp giấy phép xây dựng.

Thành phố cũng mong muốn Thủ tướng chấp thuận việc tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp phép xây dựng, theo hướng giảm từ 3 thủ tục xuống 1 thủ tục là cấp phép xây dựng (trước đây phải thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm định thiết kế xây dựng/thiết kế bản vẽ thi công triển khai sau thiết kế cơ sở và cuối cùng là cấp phép xây dựng).

[caption id="attachment_109177" align="aligncenter" width="700"] UBND TP.HCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng bỏ giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ cho người dân. Ảnh: V.D[/caption]

Việc thí điểm thực hiện cơ chế một cửa liên thông điện tử trong công tác cấp giấy phép xây dựng thuộc thẩm quyền của Sở Xây dựng trong thời gian qua rất khả thi, đem lại tính tiện ích cao cho doanh nghiệp.

Cụ thể, chủ đầu tư được nộp hồ sơ cùng lúc ba thủ tục, rút ngắn thời gian nhận kết quả giải quyết của cả ba thủ tục từ 122 ngày xuống còn 42 ngày do các thủ tục được giải quyết tại một cơ quan Nhà nước.

Quy trình này cho phép Sở Xây dựng thực hiện đồng thời cả 3 thủ tục và thực hiện liên thông điện tử với các cơ quan quản lý nhà nước có chức năng liên quan để trao đổi thông tin cần thiết nhằm đảm bảo sự phù hợp của công trình xây dựng với lĩnh vực chuyên ngành có liên quan.

Trước đây, khi người dân muốn xây dựng nhà ở riêng lẻ thì bắt buộc phải xin Giấy phép xây dựng và chờ đợi kết quả từ 1 – 2 tháng, đồng thời còn phải mất khoản phí hơn 10 triệu đồng để có bản vẽ thiết kế, nhưng từ nay, thủ tục này đã được đưa vào thí điểm loại bỏ.

Với quy trình mới này, người dân chỉ cần hoàn thiện hồ sơ, đăng ký xây dựng dựa trên những chỉ tiêu quy hoạch, quy chế quản lý kiến trúc quy hoạch hoặc thiết kế đô thị đã công bố. Ở những khu vực đã được quy hoạch chi tiết, bài bản, người dân chỉ cần dựa vào đó để lập hồ sơ thiết kế, trình cơ quan chức năng thẩm định.

Nếu đạt yêu cầu chất lượng, đúng quy định, người dân có thể triển khai xây dựng, không nhất thiết phải xin giấy phép xây dựng.

Nhận định về điều này, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) nhận định, đây là chủ trương hợp lý, nếu thực hiện thành công, việc này sẽ hạn chế được nhiều tiêu cực trong xây dựng.

Tuy nhiên, Chủ tịch HoREA cho biết thêm, để quản lý, giám sát được việc xây dựng nhà ở riêng lẻ mà không cần giấy phép xây dựng, thành phố cần có sự đồng bộ, chuẩn về mặt quy hoạch. Chẳng hạn, cơ quan xây dựng phải xác định cốt san nền trong mỗi quận, để đảm bảo việc thoát nước,  nhà khi được xây dựng không bị ngập.

Theo Văn Dũng Dân Việt

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video