Kiểm toán “sờ gáy” doanh nghiệp nghìn tỷ trước thềm cổ phần hóa

Kiểm toán Nhà nước vừa công bố quyết định kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước năm 2016 của IDICO, doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng với vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng.

Theo quyết định mới ban hành của Kiểm toán Nhà nước , việc kiểm toán IDICO nhằm xác nhận tính đúng đắn, trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính , đánh giá việc tuân thủ pháp luật, chế độ quản lý tài chính - kế toán, quản lý đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản của Nhà nước, đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý và sử dụng vốn, tài sản Nhà nước.

Đồng thời, nhằm phát hiện kịp thời các hành vi tham nhũng, lãng phí, sai phạm trong công tác quản lý, xác định rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể và kiến nghị xử lý đối với các sai phạm theo quy định của pháp luật.

Nội dung kiểm toán bao gồm các hoạt động kiểm toán tài sản, nguồn vốn doanh thu, chi phí, các khoản nộp ngân sách Nhà nước, hiệu quả trong quản lý và sử dụng vốn, tài sản Nhà nước.

Bên cạnh đó, cơ quan kiểm toán cũng sẽ thực hiện kiểm toán việc thực hiện quy chế giám sát tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn Nhà nước; việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ tài chính - kế toán, quản lý đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản theo quy định của Nhà nước.

Phạm vi kiểm toán bao gồm niên độ tài chính năm 2016 và các thời kỳ trước đối với IDICO và các đơn vị liên quan. Thời hạn kiểm toán trong vòng 60 ngày kể từ ngày công bố quyết định kiểm toán tại các đơn vị.

Trước đó, Công ty mẹ IDICO đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa theo hình thức kết hợp bán bớt phần vốn Nhà nước hiện có và phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.

IDICO có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng tương ứng 3 triệu cổ phần mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần. Theo phương án cổ phần hóa, Nhà nước sở hữu 108 triệu cổ phần tương ứng 36% vốn điều lệ.

Và dự kiến đến 31/12/2018 Nhà nước sẽ thoái hết vốn; số cổ phần bán ưu đãi cho người lao động là 1.694.500 cổ phần chiếm 0,56% vốn điều lệ; số cổ phần chào bán cho nhà đầu tư chiến lược là 135 triệu cổ phần, chiếm 45% vốn điều lệ; còn lại hơn 55,3 triệu cổ phần sẽ đưa ra bán đấu giá công khai, chiếm 18,44% vốn điều lệ công ty.

Mức giá khởi điểm được ủy quyền cho Bộ Xây dựng quyết định, đồng thời Bộ xây dựng chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước sang SCIC.

Theo Nguyễn Thảo BizLIVE

Tags:

Trung tâm tài chính quốc tế: Nâng cao vị thế Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu

Việc xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) của Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh từ định hướng phát triển kinh tế của thành phố gắn liền với phát triển thị trường tài chính là một trong những lĩnh vực ưu tiên hàng đầu trong quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế, gắn với các cơ chế chính sách đặc thù, tầm nhìn dài hạn. Xung quanh vấn đề này, ông Nguyễn Hồng Văn, Phó tổng giám đốc Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP. Hồ Chí Minh (HFIC) đã có những chia sẻ với phóng viên.

Ba mô hình sàn giao dịch vàng phổ biến toàn cầu

Các sàn giao dịch vàng trên thế giới hoạt động đa dạng với cơ chế giám sát chặt chẽ, từ giao dịch vàng vật chất đến tài khoản và phái sinh. Mỗi mô hình có đặc điểm riêng nhưng đều hướng tới minh bạch, hiệu quả và bảo vệ nhà đầu tư.

Video