Không làm cổ đông thất vọng, nhiều cổ phiếu ngân hàng ngập trong sắc xanh tuần giao dịch đầu năm mới

Tuần giao dịch đầu năm Nhâm Dần (7-11/2/2022), cổ phiếu ngân hàng đồng loạt tăng giá, gần 2/3 mã của ngành ngập trong sắc xanh. Trong đó có 3 mã tăng 7%.

Chỉ có 8 cổ phiếu giảm giá trong tuần qua, trong đó giảm mạnh nhất là EIB (-4,5%), NVB (-3,8%), SSB (-2,7%), KLB (-1,8%). 5 mã còn lại giảm nhẹ, chưa đến 1% là STB, CTG, VPB, BID.

Trong khi đó, có 19 cổ phiếu ngân hàng tăng giá, 3 mã tăng xấp xỉ 7% là ABB, VAB, PGB. Ngoài ra, SHB tăng 4,9%, NAB tăng 4,5%, VBB tăng 4%,...

STB đứng đầu về khối lượng giao dịch trong nhóm ngân hàng khi có 122 triệu cổ phiếu được trao tay theo phương thức khớp lệnh tuần qua. Giá cổ phiếu STB không có nhiều biến động mạnh, có 1 phiên đi ngang giá tham chiếu, 2 phiên tăng và 2 phiên giảm, biến động không quá 2,4%. Tính chung cả tuần, cổ phiếu STB giảm 0,7%.

Các mã có khối lượng giao dịch lớn tiếp theo là MBB (hơn 94 triệu cp), VPB (hơn 78,7 triệu cp),…

Khối ngoại giao dịch cổ phiếu ngân hàng khá sôi động. Trong đó, VCB được mua ròng hơn 1,1 triệu cp tuần qua, đặc biệt phiên cuối tuần 11/2 có hơn 16,3 triệu cổ phiếu được sang tay theo phương thức thỏa thuận.

Ngoài ra, CTG và TPB cũng được khối ngoại mua ròng, lần lượt hơn 2,6 triệu và 1,2 triệu đơn vị trong tuần qua. 

Nhiều cổ phiếu ngân hàng diễn biến tích cực sau khi công bố kết quả kinh doanh năm 2021 ấn tượng. Tại các ngân hàng lớn như Vietcombank, Techcombank, BIDV,..., không chỉ lợi nhuận lập kỷ lục mà chất lượng tài sản cũng được kiểm soát, tỷ lệ bao phủ nợ xấu được cải thiện mạnh. 

Theo thống kê, 20/27 ngân hàng có nợ khả năng mất vốn giảm trong 3 tháng cuối năm 2021. Nhiều ngân hàng giảm mạnh như BIDV, Vietcombank, SHB,…

Không làm cổ đông thất vọng, nhiều cổ phiếu ngân hàng ngập trong sắc xanh tuần giao dịch đầu năm mới - Ảnh 1.

 

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video