Không có chủ trương siết chặt hay hạn chế trái phiếu doanh nghiệp

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng đinh, đến thời điểm này không có chủ trương nào về việc siết chặt hay hạn chế trái phiếu doanh nghiệp...

Trước câu hỏi của Đại biểu Nguyễn Minh Thông của đoàn Bình Thuận trong phiên chất vấn sáng 8/6 về vấn đề siết chặt và hạn chế trái phiếu doanh nghiệp để huy động vốn, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, hiện nay không có chủ trương nào về việc siết chặt hay hạn chế trái phiếu doanh nghiệp. Vì đây là một kênh huy động vốn rất hiệu quả cùng với các ngân hàng thương mại để đóng góp vào hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, vào sản xuất kinh doanh của nền kinh tế chung. 

Tuy nhiên, việc huy động phải đúng pháp luật, minh bạch và quan trọng là không sử dụng tiền huy động sai mục đích, sử dụng tiền để đầu tư bất động sản… mà không đóng góp vào nền kinh tế.

Hiện nay, quy mô trái phiếu doanh nghiệp khoảng 1 triệu 374 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 15%  GDP. Nếu so với mục tiêu chiến lược của Thủ tướng Chính phủ ban hành, đến năm 2025 Việt Nam phải đạt  20%, đến 2030 đạt 25%, thì đây vẫn là khoảng cho phép.

Đồng thời, trái phiếu doanh nghiệp huy động tại Việt Nam cũng đang ở mức thấp nhất so với các nước làng giềng, nên vẫn có dư địa để thực hiện./.

Theo Bảo Linh (VOV)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video