Không chỉ Miliket, đến ông lớn như Masan cũng phải lao đao khi thị trường mì gói lao dốc

Phần doanh thu mì ăn liền sụt giảm trong năm 2016 của Masan Consumer thậm chí gần bằng tổng doanh thu của Miliket.

Theo Hiệp hội Mì ăn liền thế giới (WINA), nhu cầu mì ăn liền của Việt Nam sau khi lập đỉnh 5,2 tỷ gói vào năm 2013 đã bước vào giai đoạn suy giảm mạnh, giảm xuống còn 5 tỷ gói vào năm 2014 và 4,8 tỷ gói vào năm 2015.

Việc thị trường bước vào giai đoạn bão hòa và suy giảm khiến cho mức độ cạnh tranh trong ngành càng trở nên gay gắt. Nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ trong ngành đã phải đối mặt với doanh thu, lợi nhuận sụt giảm đáng kể.

Colusa – Miliket sau nhiều năm “an phận sống tốt” với quy mô nhỏ và giá cả, mẫu mã bình dân đã ghi nhận kết quả kinh doanh 2016 rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây với 459 tỷ doanh thu và 20 tỷ lợi nhuận sau thuế.

Là doanh nghiệp có quy mô đứng thứ 2 trong ngành chỉ sau Acecook nhưng tình hình kinh doanh mảng mì ăn liền/thực phẩm tiện lợi của Masan Consumer cũng không sáng sủa trong bối cảnh thị trường suy giảm.

Sau 3 năm doanh thu đi ngang quanh mức 4.000 tỷ đồng/năm, doanh thu 2016 của mảng mì ăn liền đã giảm 11% xuống còn 3.700 tỷ đồng. Mức sụt giảm doanh thu của Masan Consumer gần bằng tổng doanh thu của Colusa-Miliket.

Kido Group sau khi bán đi mảng bánh kẹo cũng thử nghiệm kinh doanh mì ăn liền thông qua việc hợp tác với Saigon Ve Wong. Nhưng do kết quả không khả quan nên Kido đã nhanh chóng rút lui khỏi lĩnh vực này.

Trong khi hầu hết các doanh nghiệp trong ngành gặp khó khăn thì vẫn có những doanh nghiệp tận dụng cơ hội để “ngược dòng”.

CTCP Uniben, doanh nghiệp sở hữu các nhãn hiệu mì ăn liền Reeva, 3 Miền hồi cuối tháng 9/2016 đã ra thông cáo báo chí trích dẫn số liệu từ công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel cho biết công ty này đã vượt qua Masan Consumer để trở thành công ty đứng thứ 2 về thị phần mì ăn liền tại khu vực nông thôn. Khu vực nông thôn chiếm phần lớn lượng tiêu thụ mì gói tại Việt Nam.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video