Khối ngoại tiếp tục mạnh tay gom cổ phiếu ngân hàng

CTG, HDB, SHB là những cổ phiếu được mua nhiều những phiên gần đây.

Phiên giao dịch ngày 15/11, thị trường chứng khoán bất ngờ thăng hoa, kết phiên VN-Index tăng 31 điểm lên 942,9 điểm cùng thanh khoản tăng mạnh bởi lực cầu bắt đáy lớn, đạt hơn 14,3 nghìn tỷ đồng. Riêng trên sàn HSX có tới 155 mã tăng trần và bên HNX có 83 mã tăng trần.

Nhóm ngân hàng đóng góp tích cực vào đà tăng của thị trường chứng khoán phiên nay với 7 mã tăng kịch trần và 4 mã trên UPCoM tăng hơn 7%. Chỉ duy nhất EIB của Eximbank là không thể hồi phục bởi lượng bán chất sàn quá lớn, tới hơn 40 triệu đơn vị trong khi thanh khoản chỉ có hơn 220 nghìn đơn vị, khiến đóng cửa phiên vẫn nằm ở mức giảm sàn về 19.500 đồng/cổ phiếu.

STB của Sacombank là mã tăng trần sớm nhất phiên và lúc đóng cửa có dư mua lớn nhất với gần 2,2 triệu đơn vị. Các cổ phiếu LPB của LienVietPostBank cũng tăng trần và dư mua hơn 845 nghìn đơn vị, SHB dư mua trần hơn 345 nghìn đơn vị, ACB dư mua trần hơn 422 nghìn cổ phiếu, TCB và MBB cùng đóng cửa giá trần với dư mua trên dưới 140 nghìn đơn vị.

Đáng chú ý, khối ngoại hôm nay đã có hành động mạnh tay ở các cổ phiếu ngân hàng. Trong đó, ở chiều mua ròng có CTG của VietinBank được mua nhiều nhất với gần 4 triệu đơn vị, tiếp đến là HDB được mua ròng trên 1,6 triệu đơn vị và SHB với gần 1,5 triệu đơn vị. Các cổ phiếu khác như BID của BIDV, OCB của Ngân hàng Phương Đông, TPB của TPBank hay SSB của SeABank và EIB của Eximbank cũng được mua ròng. 

Ở chiều bán ròng, top 3 cổ phiếu chứng kiến nhà đầu tư nước ngoài “xả” nhiều nhất phải kể đến VPB của VPBank bị bán ròng khoảng 3 triệu cổ phiếu, MBB bị bán ròng gần 2,2 triệu đơn vị và VCB của Vietcombank bị bán ròng trên 800 nghìn đơn vị.

Riêng HDB tính đến hôm nay là phiên thứ 5 liên tiếp chứng kiến dòng vốn khối ngoại đổ vào gom mua, bất chấp diễn biến thị trường xấu, với tổng cộng mua ròng hơn 6,5 triệu đơn vị. Kết phiên 15/11, HDB tăng 6,4% và đóng cửa tại 14.900 đồng/cổ phiếu.

HDB cũng là cổ phiếu được khối ngoại mua ròng thời gian liên tục dài nhất đợt này với 5 phiên, trong khi các mã khác là CTG, SHB, STB được mua ròng 4 phiên liên tiếp.

Liên quan tới cổ phiếu HDB, từ đầu tháng 11 tới nay nhiều lãnh đạo ngân hàng này đã đăng ký mua vào để tăng sở hữu dài hạn trong bối cảnh thị trường xuống thấp. Mới nhất, ông Nguyễn Hữu Đặng, Phó chủ tịch HĐQT và ông Đào Duy Trường, Trưởng Ban Kiểm soát cùng đăng ký mỗi người mua 500 nghìn cổ phiếu, thời gian giao dịch từ 15/11 đến 14/12/2022. Trước đó, đầu tháng 11, ông Phạm Quốc Thanh, Tổng giám đốc nhà băng này đã hoàn tất mua gần 660 nghìn cổ phiếu, nâng sở hữu lên 1,9 triệu đơn vị sau 2 đợt mua vào kể từ đầu năm.

Theo Hằng Kim (Nhịp sống thị trường)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video