Khối ngoại gom cổ phiếu HDB phiên thứ 8 liên tiếp, giá tăng mạnh

Không chỉ tăng giá mạnh, HDB còn ghi nhận thanh khoản tăng đột biến với gần 6 triệu cổ phiếu được khớp lệnh, cao gấp đôi mức bình quân 10 phiên giao dịch gần nhất.

Khối ngoại gom cổ phiếu HDB phiên thứ 8 liên tiếp, giá tăng mạnh

Phiên giao dịch ngày 30/3, thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh do lực bán ồ ạt từ nhóm bất động sản lan sang các nhóm ngành khác. Tuy nhiên nhờ lực đỡ từ nhóm ngân hàng, Vn-Index cuối phiên chỉ còn giảm hơn 7 điểm. 

HDB của HDBank là một trong những tâm điểm chú ý của thị trường phiên nay khi tăng 2,54% lên 28.300 đồng/cổ phiếu, nằm trong top 3 mã tăng mạnh nhất nhóm ngân hàng, cùng với VIB (tăng 4,7%) và SSB (tăng 4,2%). 

Không chỉ tăng giá mạnh, HDB còn ghi nhận thanh khoản tăng đột biến với gần 6 triệu cổ phiếu được khớp lệnh, cao gấp đôi mức bình quân 10 phiên giao dịch gần nhất. Lượng mua vào mạnh của nhà đầu tư với nhiều lệnh lớn khớp liên tục đưa khối lượng giao dịch của HDB vượt lên trên cả các mã có "truyền thống" thanh khoản cao như CTG của VietinBank và TCB của Techcombank.

Ngoài ra HDB còn được khối ngoại mua mạnh, riêng phiên hôm nay mua ròng hơn 2,2 triệu cổ phiếu, là mã được mua ròng nhiều nhất dòng ngân hàng, cũng là mã được mua nhiều nhất trong rổ Vn30 và nằm trong top 4 mã được mua nhiều nhất sàn HoSE. 

Tính đến ngày 30/3, HDB được nhà đầu tư mua ròng 8 phiên liên tiếp không nghỉ, và trong 10 phiên giao dịch gần nhất thì có đến 9 phiên mua ròng, chỉ có 1 phiên bán ròng khối lượng nhỏ không đáng kể. 

Sự quan tâm của nhà đầu tư ngoại diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu của HDB được đánh giá là đang ở vùng hấp dẫn để đầu tư. Giới phân tích nhận định HDBank có nhiều triển vọng, trong đó phải kể đến: (1) khả năng thu về khoản tiền lớn nhờ ký hợp tác độc quyền bancassurance (HDBank là ngân hàng hiếm hoi trong hệ thống còn chưa ký độc quyền bảo hiểm); (2) nguồn vốn dồi dào phục vụ việc mở rộng cho vay- với tỷ lệ CAR đạt 14,4% tính đến cuối năm 2021, riêng vốn cấp 1 là 10,1%; (3) tỷ lệ CASA đang tăng nhanh nhờ chuyển đổi số mạnh mẽ; (4) hệ sinh thái khách hàng đặc biệt, phủ kín trong nhiều lĩnh vực giúp thúc đẩy mạnh hơn nữa mảng bán lẻ...

Tại buổi tiếp xúc nhà đầu tư mới đây, lãnh đạo nhà băng này cho biết hoạt động những tháng đầu năm rất tích cực với tăng trưởng tín dụng đạt trên 7% nhờ hoạt động sản xuất kinh doanh hồi phục thúc đẩy cầu tín dụng của khách hàng tăng cao. Tỷ lệ nợ xấu thấp và lợi nhuận năm 2022 kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng cao lên khoảng 9,8-10 ngàn tỷ đồng. Với con số này, HDBank sẽ nằm trong top những ngân hàng có lợi nhuận cao nhất.

Theo Nhịp sống kinh tế

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video