KDF có gì hấp dẫn khi chuyển lên HOSE?

Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức trong kinh doanh, nhưng CTCP Thực phẩm đông lạnh Kido (MCK: KDF) dự kiến sẽ chuyển sàn giao dịch từ UPCoM sang HOSE.

[caption id="attachment_96161" align="aligncenter" width="600"] Điểm mạnh của KDF đến từ hoạt động sản xuất, kinh doanh kem.[/caption]

Cụ thể, HĐQT KDF cho biết, đến ngày 01/10/2018, KDF sẽ thỏa mãn cơ bản các điều kiện để thực hiện đăng ký niêm yết giao dịch trên sàn HOSE. Do đó, HĐQT sẽ trình ĐHCĐ tới đây thông qua phương án chuyển sàn giao dịch từ UPCoM sang HOSE. Thời gian dự kiến thực hiện từ tháng 10/2019 đến tháng 4/2019.

Điểm mạnh của doanh nghiệp này đến từ mảng kem hiện đang chiếm thị phần hơn 40%. Theo báo cáo của Euromonitor, tốc độ tăng trưởng kép toàn ngành kem đạt khoảng 6,4 - 8% trong giai đoạn 2016 - 2021.

Trong năm 2017, doanh thu mảng kem của KDF cũng tăng tới 16%, trong khi mảng sữa chua giảm 23% và thực phẩm đông lạnh tăng 77%. Thời gian tới, KDF sẽ thâm nhập sâu hơn vào mảng đông lạnh thông qua việc phân phối sản phẩm của Dabaco.

HĐQT KDF dự kiến ĐHCĐ thông qua kế hoạch kinh doanh 2018 với doanh thu thuần 1.700 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 195 tỷ đồng, tăng lần lượt 14% và 12% so với kết quả thực hiện năm trước. Cổ tức dự kiến chi trả 14% bằng tiền, tương đương 1.400 đồng/cp.

Theo BCTC quý I/2018, doanh thu thuần quý I đạt gần 216 tỷ đồng, giảm 46 tỷ đồng so với cùng kỳ, tương ứng mức giảm 18%, trong khi đó chi phí giá vốn chỉ giảm 14% nên riêng lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đã giảm đến 22%, còn 98,4 tỷ đồng.

Không còn khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 80 tỷ đồng, nên doanh thu tài chính trong quý I cũng giảm đi hơn 1 tỷ đồng, còn 1,53 tỷ đồng. Chi phí tài chính, trong đó chủ yếu là chi phí lãi vay, xấp xỉ bằng cùng kỳ năm ngoái.

Đáng chú ý, dù doanh thu giảm mạnh, nhưng các loại chi phí khác như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm không đáng kể. Tổng chi phí cho 2 khoản này hơn 105 tỷ đồng. Do vậy, KDF đã ghi nhận lỗ hơn 10,46 tỷ đồng trong quý I/2018.

Tính đến 31/3/2018, tổng cộng tài sản KDF đạt 1.170 tỷ đồng, giảm 71 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Tổng nợ phải trả 443 tỷ đồng, giảm được 60 tỷ đồng, trong đó riêng vay nợ thuê tài chính ngắn hạn hơn 197 tỷ đồng và vay nợ thuê tài chính dài hạn hơn 119 tỷ đồng.

KDF đang có 1 năm không mấy suôn sẻ khi thị giá cổ phiếu đã giảm mạnh từ mức 61.950 đồng/CP xuống tới  34.000 đồng/cp, tương đương mức giảm gần 50%.

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video