KDC đã bán xong mảng bánh kẹo, thu về 2.000 tỷ đồng

Với 1.550 tỷ đồng được ghi nhận, KDC chính thức hoàn thành vượt kế hoạch lợi nhuận năm 2016.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Kido (HOSE: KDC) cho biết, ngày 22/8, Kido đã hoàn tất quá trình tái cấu trúc mảng bánh kẹo được Đại hội đồng cổ đông thông qua trước đó. Với việc chuyển nhượng 20% còn lại của mảng bánh kẹo cho nhà đầu tư nước ngoài, KDC dự kiến thu về 2.000 tỷ đồng.

Năm 2016, kế hoạch kinh doanh của Kido được ĐHĐCĐ thông qua với doanh thu đạt 1.800 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1.500 tỷ đồng. Với việc chuyển nhượng 20% mảng bánh kẹo, tương đương 2.000 tỷ đồng, KDC đã nhận được khoản tiền trên 1.550 tỷ đồng từ đối tác nước ngoài. Dự kiến, sau khi hoàn tất các thủ tục theo quy định của hợp đồng chuyển nhượng, KDC sẽ tiếp tục nhận được khoản tiền còn lại khoảng 450 tỷ đồng.

Với 1.550 tỷ đồng được ghi nhận, KDC chính thức hoàn thành vượt kế hoạch lợi nhuận năm 2016. Đây là khoản lợi nhuận chưa bao gồm mảng kinh doanh cốt lõi hiện nay của KDC là ngành hàng lạnh với khoảng 160 tỷ đồng, lợi nhuận từ ngành dầu và lợi nhuận từ công ty liên kết Vocarimex dự kiến hợp nhất đạt 224 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm.

[caption id="attachment_7061" align="aligncenter" width="500"]Kinh_do Bán mảng bánh kẹo giúp KDC vượt kế hoạch lợi nhuận năm 2016[/caption]

Với nguồn tiền mặt lớn trên 3.500 tỷ cùng kế hoạch doanh thu, KDC dự kiến sẽ tiếp đẩy mạnh các hoạt động đầu tư, M&A để thâm nhập thị trường nhanh hơn, vững chắc hơn, tiếp tục đẩy mạnh đầu tư để phát triển các thương hiệu đang dẫn đầu trong ngành lạnh và thúc đẩy các mảng kinh doanh mới như mì, dầu và hạt nêm.

Ông Trần Lệ Nguyên, Tổng giám đốc KDC mới đây cho biết, sau khi bán đi mảng bánh kẹo thì mục tiêu đến năm 2017, KDC sẽ đạt doanh thu hợp nhất 10.000 tỷ đồng, và lợi nhuận từ mảng kinh doanh cốt lõi dự kiến sẽ ở mức 600 tỷ đồng.

Theo NDH

Tags:

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video