JVC: ĐHĐCĐ thường niên năm 2016 sẽ bầu HĐQT và BKS nhiệm kỳ mới

JVC chốt quyền tham dự ĐHĐCĐ vào ngày 26/7. Thời gian tổ chức họp ĐHĐCĐ hiện chưa được công ty thông báo. Tuy nhiên, mới đây, doanh nghiệp này đã xin được gia hạn tời gian họp ĐHĐCĐ thường niên thêm hai tháng.

CTCP Y tế Việt Nhật (mã JVC-HoSE) vừa thông báo thời gian chốt danh sách cổ đông tham dự ĐHĐCĐ thường niên năm 2016.

Theo đó, danh sách cổ đông sẽ được chốt vào ngày 26/7/2016. Ngày giao dịch không hưởng quyền vào ngày 25/07/2016.

Thời gian và địa điểm tổ chức họp ĐHĐCĐ hiện chưa được công ty thông báo. Tuy nhiên, mới đây, doanh nghiệp này đã xin được gia hạn tời gian họp ĐHĐCĐ thường niên thêm hai tháng.

Dự kiến, tại cuộc họp, JVC sẽ trình các cổ đông báo cáo của HĐQT và Ban diều hành về tình hình hoạt động sàn xuất kinh doanh năm 2015 và kế hoạch kinh doanh năm 2016; BCTC đã được kiểm toán năm 2015 và việc lựa chọn đơn vị kiểm toán 2016; báo cáo của Ban kiểm soát năm 2015;

Đồng thời, tại Đại hội lần này, JVC sẽ thực hiện bầu thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2016-2021. Nhiệm kỳ năm năm 2011-2015 đã kết thúc. Công ty cũng cho biết có thể sẽ thông qua các tờ trinh và các nội dung khác thuộc thẩm quyền của cổ đông (nếu có).

Liên tục trong thời gian gần đây, đã có nhiều biến động nhân sự cấp cao tại JVC. Sau một loạt thay đổi, số lượng thành viên HĐQT của JVC đã giảm xuống từ 6 thành viên còn 5 thành viên, trong đó có 3 thành viên HĐQT và chỉ còn 2 "người cũ" gồm ông Lê Văn Giáp và bà Hồ Thị Bích Ngọc.

JVC đã trải qua hơn một năm nhiều sóng gió sau khi người đứng đầu của doanh nghiệp này, ông Lê Văn Hướng, vướng vào vòng lao lý. Từ một cổ phiếu có giá hơn 20.000 đồng/cp, JVC lao dốc không phanh trong những ngày tháng 6/2015 và sau đó giao dịch chủ yếu trong khoảng từ 4.000-5.000 đồng/cp. Giá trị cổ phiếu "bay" mất hơn gần 80% giá trị.

Kết thúc năm 2015, JVC lỗ sau thuế hơn 700 tỷ đồng, trong khi năm 2014 thu về khoản lãi gần 220 tỷ đồng. Nguyên nhân chính khiến hoạt động kinh doanh của JVC trở nên "bê bết" đến từ việc doanh nghiệp này phải thực hiện trích lập dự phòng phải thu khó đòi, xóa sổ một số khoản tạm ứng (bao gồm cả tạm ứng cho một số thành viên trong Ban Giám đốc). Cùng với đó, quý gần nhất công ty đã phải kinh doanh dưới giá vốn trong quý 4/2015 với khoản lỗ gộp hơn 44 tỷ đồng. Tổng tài sản giảm từ 2.551 tỷ cuối năm 2014 chỉ còn 1.474 tỷ cuối năm 2015.

Theo NDH

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video