HPG giảm 36%, Công ty con trai Chủ tịch Trần Đình Long đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu

Thương mại và đầu tư Đại Phong trước đó không nắm giữ bất kỳ cổ phiếu HPG nào, đây là Công ty này do ông Trần Vũ Minh - con trai ông Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT CTCP Hòa Phát, làm Giám đốc.
HPG giảm 36%, Công ty con trai Chủ tịch Trần Đình Long đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu

Công ty TNHH Thương mại và đầu tư Đại Phong vừa đăng ký mua vào 1 triệu cổ phiếu Hòa Phát từ ngày 22/1 - 20/2/2019. Phương thức giao dịch theo hình thức khớp lệnh và thỏa thuận.

Được biết, Thương mại và đầu tư Đại Phong trước đó không nắm giữ bất kỳ cổ phiếu HPG nào, đây là Công ty này do ông Trần Vũ Minh - con trai ông Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT CTCP Hòa Phát, làm Giám đốc. Công ty bắt đầu hoạt động từ tháng 10/2016 với ngành nghề kinh doanh chính là bán buôn tổng hợp, hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính, kinh doanh bất động sản.

Trước đó, ông Tạ Tuấn Dương, con trai ông Tạ Tuấn Quang - Thành viên HĐQT - cũng đăng ký mua vào 100.000 cổ phiếu, tuy nhiên do diễn biến thị trường không thuận lợi nên ông Dương chỉ mua được 30.000 đơn vị.

Trên thị trường, cổ phiếu HPG đang trong xu hướng giảm điểm mạnh, giảm khoảng 36% từ mức đỉnh 45.000 đồng về mức 28.900 đồng/cp (chốt phiên 17/1/2019).

HPG giảm 36%, Công ty con trai Chủ tịch Trần Đình Long đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu - Ảnh 1.

Về kinh doanh, đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng tới Hòa Phát trong giai đoạn 2019 – 2020, Chủ tịch Long cho rằng thép vẫn là trọng số lớn, yếu tố ảnh hưởng nhất tới Hòa Phát. Do vậy, có 2 yếu tố sẽ ảnh hưởng tới Tập đoạn là (1) Theo chu kỳ của ngành thép thế giới và tăng trưởng kinh tế thế giới. Trong đó, trọng số đặc biệt là Trung Quốc; (2) Thép là ngành ăn theo, phụ thuộc vào sự phát triển của thị trường BĐS. Cá nhân Chủ tịch Hòa Phát đánh giá thị trường BĐS Việt Nam vẫn đi lên.

Về kế hoạch năm 2019, ông Long chưa tiết lộ con số cụ thể. Nhưng về sản lượng tiêu thụ vào khoảng 4 triệu tấn thép (năm 2018 tiêu thụ 2,3 triệu tấn). Tỷ lệ cổ tức năm 2019 sẽ tiếp tục tối thiểu bằng năm 2018 (30%), nhưng nhiều khả năng sẽ là cổ tức bằng cổ phiếu.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video