HCD lợi nhuận 2017 dự kiến tăng 53%, vốn tăng gấp đôi

Năm 2017, HCD đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt 800 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2016; lợi nhuận sau thuế đạt 30,4 tỷ đồng, tăng 53% so với năm trước.

Công ty CP Đầu tư sản xuất và thương mại HCD (HCD) tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017 vào ngày 25/3 với sự tham gia của những cổ đông đại diện 79,88% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

Trong báo cáo của ban Tổng Giám đốc về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2016, doanh thu công ty mẹ HCD đạt gần 500 tỷ đồng (tăng 32% so với cùng kỳ năm trước), lợi nhuận sau thuế đạt hơn 18 tỷ đồng (tăng trưởng gấp đôi) . Doanh thu và lợi nhuận sau thuế hợp nhất của công ty lần lượt đạt 630 tỷ và 25 tỷ đồng. Mức cổ tức chi trả trong năm 2016 được thông qua là 10%.

Năm 2017, HCD đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt 800 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2016; lợi nhuận sau thuế 30,4 tỷ đồng, tăng 53%.

Theo biên bản họp, Đại hội đồng cổ đông đã đồng ý thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 135 tỷ đồng lên 270 tỷ đồng trong năm 2017. Mục tiêu tập trung đầu tư xây dựng nhà máy bao bì màng mỏng tại Bắc Ninh, hiện đại hóa cơ sở vật chất máy móc thiết bị, nâng cao năng lực tài chính công ty.

Cổ đông cũng thông qua bổ sung ngành nghề kinh doanh mới là bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan. Đồng thời, HCD cũng lên kế hoạch thoái vốn tại Công ty CP sản xuất thương mại Đức An, tổng số tiền thoái là 45 tỷ đồng từ quý 2 đến hết năm 2017. Phương án sử dụng số tiền thu được từ thoái vốn là nhằm tăng cường năng lực tài chính, tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các công ty thuộc lĩnh vực kinh doanh sắt, thép, BĐS, xăng dầu.

Tất cả các tờ trình của Hội đồng quản trị đã được 100% cổ đông tham dự họp thông qua.

Theo Bình An - NDH

Tags:

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video