Hậu sáp nhập BHS, SBT tính đổi tên Công ty và điều chỉnh room ngoại

SBT sẽ tổ chức ĐHĐCĐ thường niên niên độ 2016 - 2017 vào 20/11 tới đây.

Công ty cổ phần Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh (HOSE: SBT) vừa có Nghị quyết HĐQT về việc triệu tập ĐHĐCĐ thường niên niên độ 2016-2017 để thông qua nhiều vấn đề quan trọng.

Trong đó, đáng chú ý là Công ty sẽ trình Đại hội việc thay đổi ngành nghề kinh doanh để điều chỉnh tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (room ngoại). Được biết, theo bản cáo bạch năm 2017, tính đến 05/05/2017, cơ cấu vốn cổ phần của SBT có 6,79% là cổ đông nước ngoài, số còn lại là cổ đông trong nước và không có cổ phiếu quỹ.

Bên cạnh đó, Công ty cũng trình kế hoạch thay đổi tên Công ty; thay đổi điều lệ Công ty; bầu bổ sung thành viên HĐQT; phát hành cổ phiếu ưu đãi theo chương trình lựa chọn cho người lao động công ty;….

HĐQT của SBT hiện có 5 thành viên, trong đó ông Phạm Hồng Dương là Chủ tịch; 2 Phó Chủ tịch là bà Nguyễn Thị Hoa và ông Lê Văn Dĩnh; 2 thành viên còn lại là bà Đặng Huỳnh Ức My và ông Henry Chung.

Sau khi xin gia hạn thời gian tổ chức, ĐHĐCĐ thường niên 2016-2017 của SBT dự kiến được tổ chức vào 20/11/2017 tại Tòa nhà TTC. Thời gian chốt danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội được xác định là 06/11.

Theo báo cáo hợp nhất kiểm toán cho năm tài chính 2016-2017, SBT ghi nhận doanh thu thuần 4.498 tỷ đồng, tăng trưởng 12% cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế là 339,3 tỷ đồng, tăng trưởng 15%. Lợi nhuận trước thuế 367,5 tỷ đồng, vượt kế hoạch năm 17%.

Trong năm tài chính, tổng tài sản của SBT tăng từ 6.837 tỷ thành 7.806 tỷ đồng; trong đó nợ phải trả tăng từ 4.134 tỷ lên 4.693 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu tăng từ 2.702 tỷ lên thành 3.133 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cuối năm là 448 tỷ đồng.

Được biết, Công ty đã vừa thực hiện xong thủ tục tăng vốn để hoán đổi cổ phiếu sáp nhập với CTCP Đường Biên Hòa. Ngày 6/10, SBT thông báo thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh cho công ty con là CTCP Đường Biên Hòa thành Công ty TNHH MTV Đường TTC Biên Hòa – Đồng Nai.

Theo Huy Lê - NDH

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video