Hãng máy lọc nước Kangaroo lãi 18 tỷ ba tháng đầu năm

Nhà sáng lập đồng thời là Chủ tịch của Tập đoàn Kangaroo chính là doanh nhân Nguyễn Thành Phương, chồng Á hậu Thanh Tú.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Điện máy điện lạnh Việt Úc - Kangaroo vừa công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý I/2019 với khoản lợi nhuận tăng rất mạnh so với cùng kỳ.

Cụ thể, 3 tháng đầu năm, hãng sản xuất máy lọc nước này thu về 637 tỷ đồngdoanh, tăng gần 9% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, các khoản giảm trừ doanh thu của hãng lại tăng gần gấp đôi khiến doanh thu thuần mang về chỉ tăng chưa tới 5%. 

Theo ban lãnh đạo công ty nguyên nhân khiến các khoản giảm trừ doanh thu tăng tới 84% là do lượng hàng bán bị trả lại tăng lên và một phần chiết khấu bán hàng.

Trong quý, chi phí lãi vay của công ty cũng tăng thêm hơn 1 tỷ đồng xuất phát từ gần 90 tỷ đồng vay và nợ thuê tài chính (nợ có phát sinh lãi) tăng thêm.

Chi phí bán hàng cũng lên mức 152 tỷ đồng và là khoản chi phí lớn thứ 2 của công ty sau giá vốn.

Nhờ giá vốn hàng bán chỉ tương đương cùng kỳ, lợi nhuận gộp công ty thu về vẫn đạt gần 213 tỷ đồng, tăng 15%. Nhờ đó, lợi nhuận sau thuế của Kangaroo vẫn đạt gần 18 tỷ đồng trong quý I, gấp gần 8 lần so với cùng kỳ.

Công ty giải thích việc tăng lợi nhuận gộp có được vì tăng giá bán sản phẩm, và tập trung vào nhóm hàng có tỷ lệ lợi nhuận gộp cao.

Hang may loc nuoc Kangaroo lai 18 ty ba thang dau nam hinh anh 1
Ông Nguyễn Thành Phương là nhà sáng lập và Chủ tịch tại Kangaroo. Ảnh: Bảo Anh.

Năm 2019, Kangaroo đặt kế hoạch doanh thu lên tới 2.810 tỷ đồng, tăng 20% và lợi nhuận sau thuế đạt gần 116 tỷ đồng, tăng 110%. Như vậy, sau quý I, công ty mới hoàn thành 20% kế hoạch doanh thu và hơn 15% kế hoạch lợi nhuận.

Tính đến cuối quý I, Kangaroo đang có gần 695 tỷ đồng vay và nợ thuế tài chính có phát sinh lãi, trong đó 93% là nợ đến hạn trả trong vòng 1 năm tới. Điều này sẽ buộc Kangaroo phải tiếp tục xoay vòng vốn vay ngân hàng khi mà lượng dư tiền đến cuối kỳ của công ty chỉ còn hơn 20 tỷ đồng.

Chỉ tính riêng trong quý I, Kangaroo đã phải đi vay 524 tỷ đồng, đồng thời công ty cũng trả 435 tỷ đồng nợ gốc vay. Đây cũng là hoạt động tài chính chủ yếu của công ty trong nhiều năm gần đây.

Chia sẻ tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2019 vừa qua, ban lãnh đạo công ty cũng cho biết đã chuẩn bị xong các thủ tục để nộp hồ sơ niêm yết. Và Kangaroo sẽ niêm yết trên HOSE với mã chứng khoán dự kiến là KGR.

Thành lập từ năm 2003, nhà sáng lập và Chủ tịch của Kangaroo là doanh nhân Nguyễn Thành Phương, người vừa kết hôn với Á hậu Thanh Tú vào tháng 12/2018.

Năm 2017, Kangaroo đã tiến hành tăng vốn từ 60 tỷ đồng lên 700 tỷ đồng, số tiền huy động được chủ yếu để trả nợ vay.

Hiện tại, ông Phương cũng là cổ đông cá nhân lớn nhất của Kangaroo với việc trực tiếp năm giữ 5,9% vốn cổ phần. Ngoài ra, thông qua Công ty Cổ phần XNK Công nghệ cao Toàn cầu, ông Phương còn liên quan thêm 25% vốn tại đây. Tổng cộng, vị doanh nhân này đang sở hữu gần 31% vốn điều lệ của Tập đoàn Kangaroo.

Theo Zing

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video