Hai lãnh đạo OCB đăng ký mua 468.000 cổ phiếu ESOP

Theo phương án phát hành ESOP, Tổng giám đốc Nguyễn Đình Tùng đăng ký mua 300.000 cổ phiếu và Phó Tổng giám đốc Trương Đình Long đăng ký mua 168.000 cổ phiếu.

Theo thông tin từ Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE), hai lãnh đạo OCB ( HoSE: OCB ) là Tổng giám đốc Nguyễn Đình Tùng và Phó tổng giám đốc Trương Đình Long vừa có thông báo đăng ký mua 468.000 cổ phiếu phát hành theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP).

Giao dịch được thực hiện theo phương thức nộp tiền mua cổ phiếu từ tổ chức phát hành ESOP, thời gian thực hiện giao dịch dự kiến từ ngày 5/9 đến 17/9.

Tổng giám đốc Nguyễn Đình Tùng đăng ký mua 300.000 cổ phiếu, nếu giao dịch thành công tỷ lệ sở hữu cổ phần của ông Tùng tăng từ 0,04% lên hơn 0,06%, tương đương với 853.002 cổ phần.

Phó Tổng giám đốc Trương Đình Long đăng ký mua 168.000 cổ phiếu. Sau giao dịch, số lượng cổ phiếu nắm giữ tăng lên 443.095 cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 0,03%.

Hai lãnh đạo OCB đăng ký mua 468.000 cổ phiếu ESOP - Ảnh 1.

Chốt phiên giao dịch ngày 29/8, cổ phiếu OCB có giá 17.600 đồng/cp, giảm gần 40% so với đỉnh hồi tháng 2.

Trong tuần trước, OCB đã có thông báo phát hành 5 triệu cổ phiếu ESOP với tổng giá trị phát hành là 50 tỷ đồng. Tỷ lệ phát hành là 0,365% tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành, với giá phát hành là 10.000 đồng/cổ phiếu. Thời gian nhận tiền mua cổ phiếu từ ngày 5/9 đến 17/9.

OCB cho biết cổ phiếu mới phát hành theo chương trình ESOP chịu hạn chế chuyển nhượng 4 năm kể từ ngày phát hành, sau mỗi năm được chuyển nhượng 25%.

Mục đích phát hành là giúp ngân hàng nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo hệ số an toàn vốn (CAR) theo quy định của cơ quan chức năng. Theo đó, việc phát hành lượng cổ phiếu ESOP còn giúp ngân hàng tăng trưởng quy mô, tăng năng lực cạnh tranh và đáp ứng kế hoạch mở rộng mạng lưới giao dịch của OCB.

Theo Nhật Quang (Người đồng hành)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video