GMD thoái hết vốn tại Cảng quốc tế Hoa Sen

CTCP Gemadept (GMD) đã mất tới 1 năm để hoàn tất thoái 51% vốn tại CTCP Tiếp vận và Cảng quốc tế Hoa Sen – Gemadept.

[caption id="attachment_99305" align="aligncenter" width="600"] Mất 1 năm GMD mới hoàn tất thoái vốn tại Cảng quốc tế Hoa Sen[/caption]

Hoàn tất thoái vốn

Trước đó vào 15/8/2017, GMD thông báo đã ký hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ cổ phần – tức 51% vốn tại CTCP Cảng quốc tế Hoa Sen – Gemadept. Như vậy, phải mất gần 1 năm thì việc thoái vốn mới được hoàn tất.

CTCP Cảng Hoa Sen – Gemadept có 2 cổ đông lớn là GMD nắm giữ 51% và Tập đoàn Hoa Sen (HSG) nắm giữ 45%, Chủ tịch HSG Lê Phước Vũ là người đại diện theo pháp luật của công ty này. Cảng Hoa Sen – Gemadept là một cảng nhỏ, nằm cạnh cảng Tân Cảng Cái Mép, với chiều dài 286m và diện tích 7ha.

Việc thoái vốn khỏi dự án trên đã được thảo luận tại ĐHĐCĐ thường niên 2017, khi đó lãnh đạo GMD cho biết đã ký Biên bản ghi nhớ với đối tác Hàn Quốc để bán toàn bộ cảng này. Dự kiến lợi nhuận từ việc chuyển nhượng vốn tại Cảng Hoa Sen – Gemadept khoảng 100 tỷ đồng và đối tác mua lại sẽ chuyển đổi công năng cảng thành cảng tiếp nhận tàu LPG.

Ngoài GMD thoái vốn thì hồi 17/8/2017, HSG cũng thông báo chuyển nhượng toàn bộ 45% cổ phần tại Cảng quốc tế Hoa Sen – Gemadept. Như vậy, cả 2 cổ đông Việt Nam đã rút lui khỏi dự án này.

Kế hoạch năm 2018

Năm 2018, GMD đặt chỉ tiêu doanh thu 2.405 tỷ đồng, giảm 40% so với năm trước. Trong đó, doanh thu khai thác cảng chiếm tỷ trọng 91% và tăng 19% so với năm trước, nhưng doanh thu logistics giảm 90%.

Sở dĩ kế hoạch doanh thu 2018 của GMD giảm là do công ty này chỉ hợp nhất 2 công ty con Gemadept Shipping và Gemadept Logistics trong tháng 1; từ tháng 2 trở đi, các công ty này được hạch toán theo công ty liên doanh liên kết.

Trong khi đó, kế hoạch lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 2.130 tỷ đồng, tăng 227% so với năm 2017. Trong đó, chuyển nhượng một phần vốn góp tại hai công ty liên doanh với CJL và Hoa Sen Gemadept đạt 1.560 tỷ đồng. Nếu tính riêng phần lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh thông thường, GMD dự kiến đạt lợi nhuận trước thuế 570 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2017.

Một nội dung đáng quan tâm khác, liên quan đến các lĩnh vực ngoài ngành như cao su và bất động sản, theo lãnh đạo Công ty thì GMD đã đầu tư vào mảng cao su khoảng 80 triệu USD. Nếu việc thoái vốn thuận lợi khi giá cao su và giá dầu tăng thì công ty có thể ghi nhận lợi nhuận tốt hơn. Còn mảng bất động sản sẽ có hai hình thức là bán đứt hoặc hợp tác đầu tư, công ty dự kiến sẽ thu về mức lợi nhuận cao hơn so với mảng cao su khi các dự án bất động sản này ở những vị trí đắc địa và giá trị ngày càng tăng.

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video