Giải ngân đầu tư công tăng, thị trường trái phiếu Chính phủ dự kiến sẽ sôi động hơn trong những tháng cuối năm

Thanh khoản dồi dào của hệ thống ngân hàng gần đây đã tạo thuận lợi cho Chính phủ huy động trái phiếu với lãi suất ngày càng thấp song cũng phù hợp với kỳ vọng của thị trường khi tỷ lệ trúng thầu tương đối cao.

Theo Báo cáo thị trường tiền tệ tháng 9 do Công ty chứng khoán MBS vừa công bố, trên thị trường sơ cấp tháng 9, Kho bạc Nhà nước (KBNN) chào bán 48.000 tỷ đồng trái phiếu, có 38.458 tỷ đồng được huy động, tỷ lệ 80%. Lượng phát hành thành công tăng so với mức 36.226 tỷ đồng trong tháng 8. Tuy vậy, KBNN mới chỉ phát hành được tổng cộng 248.738 tỷ đồng TPCP trong 9 tháng đầu năm, đạt 71% kế hoạch năm. 

Mức lợi suất trúng thầu của các trái phiếu đi ngang so với cuối tháng 8. Lợi suất kỳ hạn 10 năm và 15 năm lần lượt là 2,12%/năm và 2,35%/năm, tăng 7-9 điểm cơ bản so với cuối tháng 8. Lợi suất kỳ hạn 5 năm giảm 2 điểm cơ bản xuống mức 0,82%/năm.

Theo MBS, thanh khoản dồi dào của hệ thống ngân hàng gần đây đã tạo thuận lợi cho Chính phủ huy động trái phiếu với lãi suất ngày càng thấp, nhưng đã phù hợp với kỳ vọng của thị trường khi tỷ lệ trúng thầu tương đối cao. Bên cạnh đó, để hỗ trợ cho hoạt động giải ngân đầu tư công, lượng phát hành trái phiếu Chính phủ trong thời gian tới được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng.

 thị trường thứ cấp, cuối tháng 9, lợi suất kỳ hạn 10 năm đang ở mức 2,17%/năm, tăng 6 điểm cơ bản so với tháng trước đồng thời lợi suất kỳ hạn 2 năm tăng ở mức 0,76%/năm, tăng 7 điểm cơ bản. Tính từ đầu năm, lợi suất kỳ hạn 2 năm đã tăng 35 điểm cơ bản trong khi lợi suất kỳ hạn 10 năm lại giảm 41 điểm cơ bản. Tại các thị trường lớn trên thế giới cũng như trong khu vực, lợi suất đã tăng vài chục điểm cơ bản. 

Giao dịch trên thị trường TPCP thứ cấp có phần khởi sắc so với tháng trước với khối lượng giao dịch bình quân ngày đạt 12,1 nghìn tỷ đồng, tăng 47%. Trong đó, giao dịch outright chiếm 72% khối lượng trong kỳ với 193 nghìn tỷ đồng. Bình quân giao dịch 8,7 nghìn tỷ đồng/ngày, tăng 45% so với bình quân tháng trước. Khối lượng giao dịch repo bình quân tăng 52% so với tháng 8, đạt 3,3 nghìn tỷ đồng/ngày. Trong tháng 9, khối ngoại quay trở lại bán ròng với khối lượng giao dịch là 691 tỷ đồng. Tổng cộng, NĐTNN đã mua ròng tổng cộng 10.471 tỷ đồng TPCP trong năm 2021 và 13.952 tỷ đồng TPCP trong 12 tháng gần nhất.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video