Giá vàng lao dốc mạnh

Mở cửa sáng nay (14/10), giá vàng trong nước lao dốc, giảm khoảng 400 nghìn đồng/lượng so với hôm qua. Giá vàng thế giới cũng giảm mạnh 30 USD/ounce và tuột xa mốc 1.900 USD/ounce.

Giá vàng lao dốc mạnh

Cụ thể, lúc 8h30, Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 55,6-56,1 triệu đồng/lượng, giảm 400 nghìn đồng/lượng so với chiều hôm qua.

Trong khi đó, Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) cũng giảm 350 nghìn đồng/lượng xuống còn 55,6-56,1 triệu đồng/lượng.

Giá bán ra vàng SJC tại các doanh nghiệp khác cũng tuột xuống sát mốc 56 triệu đồng/lượng.

Lúc 8h30(14/10 giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay trên sàn Comex đứng ở mức 1.887 USD/ounce, giảm khoảng 30 USD/ounce so với sáng hôm qua. Quy đổi theo tỷ giá VND/USD tại Vietcombank, giá vàng thế giới tương đương với 53 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng trong nước khoảng 3 triệu đồng/lượng.

Nhà phân tích Daniel Briesemann của Commerzbank cho biết: "Vàng đang gặp khó khăn trong việc giải phóng khỏi mốc 1.900 USD/ounce. Tâm lý thiếu lạc quan xung quanh gói kích thích tài khóa của Mỹ sẽ đè nặng lên kim loại quý trong tuần này. Việc đạt được thỏa thuận về gói kích thích trước cuộc bầu cử tổng thống sẽ ngày càng khó, điều này sẽ dẫn đến phản ứng tích cực với đồng đô la Mỹ, gây áp lực với giá vàng". Tuy nhiên, sự lan rộng hơn nữa của Covid-19 có thể là lý do giúp giá vàng không bị giảm mạnh hơn. Việc phát triển vắc – xin cũng dường như đang gặp một số trở ngại.

Trong khi đó, Goldman Sachs lại đưa ra lời khuyên với giới đầu tư: "Hãy bán đô la Mỹ và mua vàng, bạc". Goldman Sach cho rằng, đồng USD có thể sẽ giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2018 nếu ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu trong các cuộc thăm dò trước cuộc bầu cử 3/11. Các chiến lược gia của Goldman cho biết: "Các rủi ro đang nghiêng về sự suy yếu của đồng đô la, và đó là yếu tố tích cực đối với các kim loại quý như vàng và bạc".

Theo Trí thức trẻ

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video