Giá USD tại ngân hàng và “chợ đen” cùng lao dốc

Sau khi giảm 50-70 đồng trong ngày hôm qua (30/11), giá USD tại các ngân hàng thương mại tiếp tục giảm mạnh thêm 120-130 đồng trong phiên giao dịch đầu tháng 12.

Giá USD tại ngân hàng và “chợ đen” cùng lao dốc

Cụ thể, Vietcombank đã giảm thêm 120 đồng xuống còn 24.370-24.680 đồng/USD. BIDV cũng giảm 130 đồng trong sáng nay (1/12), niêm yết giá USD còn 24.380-24.660 đồng/USD.

Tương tự, ACB giảm mạnh 130 đồng xuống còn 24.410-24.630 đồng/USD. Techcombank niêm yết 24.357-24.660 đồng/USD.

Theo đó, chỉ trong 2 phiên (30/11-1/12), tỷ giá tại các ngân hang thương mại đã giảm gần 200 đồng. Tuy nhiên, so với đầu năm, giá USD hiện vẫn cao hơn khoảng 1.670 đồng, tương đương tăng 7,3%.

Tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố sáng nay (1/12) là 23.662 đồng/USD, giảm 3 đồng so với hôm qua. Với biên độ +/-5%, tỷ giá sàn và tỷ giá trần áp dụng cho các ngân hàng thương mại là 22.479-24.845 đồng/USD.

Như vậy, giá bán USD tại các ngân hàng còn cách rất xa so với tỷ giá trần (khoảng 200 đồng).

Trên thị trường tự do, giá USD cũng lao dốc khi giảm 110 đồng so với phiên trước, hiện phổ biến còn 24.800-24.850 đồng/USD.

Trên thị trường quốc tế, đồng USD rớt mạnh sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) – ông Jerome Powell nói rằng có thể giảm tốc độ tăng lãi suất ngay sau tháng 12, khiến cho chỉ số DXY có tháng giảm mạnh nhất kể từ năm 2010.

Tuy nhiên, ông Powell cảnh báo rằng cuộc chiến chống lạm phát còn lâu mới kết thúc và những câu hỏi chính vẫn chưa có lời giải đáp, bao gồm cả việc lãi suất cuối cùng sẽ cần phải tăng cao như thế nào và trong bao lâu?

Chỉ số DXY đo lường sức mạnh đồng bạc xanh hiện còn 105,68 điểm, giảm 5,1% trong tháng 11, là mức giảm trong tháng mạnh nhất kể từ tháng 9/2010. Và so với mức đỉnh 20 năm (114,78 điểm, ngày 28/9/2022), chỉ số DXY đã giảm gần 8%.

Theo Minh Vy (Nhịp sống thị trường)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video