Giá đường giảm sâu, Mía đường Sơn La chuyển hướng tập trung bán thuốc trừ sâu và EPS vẫn đạt trên 12.600 đồng

Tuy nhiên, lãi sau thuế của công ty chỉ đàn 15,3 tỷ đồng giảm 60% so với cùng kỳ năm trước.

CTCP Mía đường Sơn La (SLS: HNX) đã công bố kết quả kinh doanh quý 4/2018 (kỳ hoạt động từ 01/04/2018 đến 30/06/2018) với kết quả lợi nhuận kém khả quan. Theo đó, doanh thu trong kỳ của công ty đạt 144 tỷ đồng, tương đương với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, cơ cấu doanh thu lại có sự thay đổi đáng kể.

Cụ thể, doanh thu đến từ đường, mật rỉ chỉ đạt 72 tỷ đồng, giảm 36% so với cùng kỳ, còn doanh thu từ thuốc trừ sâu đạt 63,5 tỷ đồng, tăng 160% so với cùng kỳ năm trước. Biên lợi nhuận của sản phẩm thuốc trừ sâu rất thấp, giá vốn lại cao dẫn đến lợi nhuận gộp của công ty chỉ đạt 32 tỷ đồng, giảm 36% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu tài chính tăng nhẹ 1,6 tỷ đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 1,8 tỷ đồng tuy nhiên chi phí tài chính của công ty tăng tới hơn 5 tỷ đồng. Sau khi trừ đi các quản chi phí và thuế, công ty thu về 15,3 tỷ đồng, giảm 60% so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế cả năm tài khóa 2018 (từ 01/7/2017-30/6/2018) mía đường Sơn La ghi nhận mức doanh thu 600 tỷ, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên giá đường thế giới liên tục giảm sâu dẫn tới doanh thu và biên lợi nhuận sụt giảm. Công ty chỉ thu về 116 tỷ đồng LNST, giảm 30% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng tài sản của công ty đạt mức 1.405 tỷ đồng, tăng 490 tỷ đồng so với đầu năm. Hàng tồn kho của công ty tăng gấp đôi so với đầu năm, đạt mức 437 tỷ đồng, tài sản dài hạn tăng 255 tỷ đồng. Nợ phải trả của công ty tăng 433, trong đó nợ vay dài hạn tăng 140 tỷ đồng, khoản phải trả người bán ngắn hạn tăng tới 183 tỷ đồng so với đầu năm.

Do tình hình kinh kém khả quan, giá cổ phiếu SLS đã liên tục phá đáy trong thời gian gần đây. Ước tính, cổ phiếu này đã mất 60% giá trị tính từ vùng đỉnh tới mức giá hiện tại là 64.000 đồng/cổ phiếu.

Theo Nhịp sống kinh tế

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video