FWD - làn gió mới của thị trường bảo hiểm Việt Nam

Công ty mở ra cách tiếp cận mới để định vị lại ý nghĩa của bảo hiểm nhân thọ, vẫn là sự bảo vệ nhưng theo hướng tích cực và chủ động hơn.

Theo các chuyên gia trong ngành, thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn đang trên đà tăng trưởng tốt. Trong 3 đến 5 năm tới, ngành bảo hiểm nhân thọ được kỳ vọng có thể tăng trưởng từ 60% đến 120% so với hiện nay. Theo báo cáo của Cục quản lý giám sát bảo hiểm - Bộ tài chính, 9 tháng năm nay, tổng doanh thu khai thác mới của khối này đạt 11.646 tỷ đồng, tăng gần 30% so với cùng kỳ năm trước. Tổng doanh thu phí toàn khối nhân thọ trong 9 tháng đầu năm cũng tăng trên 30% với hơn 34.377 tỷ đồng. Mức độ tăng trưởng này của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được đánh giá khả quan so với tốc độ tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế. Hiện tại, thị trường bảo hiểm nhân thọ hiện nay được đánh giá cũng đã "đất chật người đông" với 18 doanh nghiệp bảo hiểm và phần lớn thị phần (khoảng 80%) thuộc về các doanh nghiệp bảo hiểm lớn. Thị trường bảo hiểm nhân thọ không chỉ cạnh tranh gay gắt trong nhóm các doanh nghiệp dẫn đầu mà nhóm các doanh nghiệp có thị phần còn nhỏ cũng không ngoại lệ.
[caption id="attachment_45409" align="aligncenter" width="400"]Ông Anantharaman Sridharan - Tổng giám đốc FWD Việt Nam. Ông Anantharaman Sridharan - Tổng giám đốc FWD Việt Nam.[/caption]

Công ty bảo hiểm nhân thọ FWD bước chân vào thị trường Việt Nam thông qua thương vụ M&A khá ấn tượng. Ngay sau khi mua lại Great Eastern, FWD thông báo việc tiếp cận thị trường Việt Nam với khởi đầu bằng việc ký kết hợp tác phân phối sản phẩm bảo hiểm qua kênh ngân hàng với ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình. FWD là một tên tuổi mới nhưng dường như khá tự tin với các mục tiêu mới tại thị trường này. Ông Anantharaman Sridharan - Tổng giám đốc FWD Việt Nam cho biết công ty sẽ vươn lên vị trí thứ 5 trong thị trường trong 5 năm tới nhưng quan trọng hơn cả là việc tập trung vào thay đổi nhận thức của người dân về bảo hiểm nhân thọ.

Với đội ngũ nhân sự lành nghề và am hiểu thị trường, FWD Việt Nam đang tập trung vào các chiến lược để hiện thực hóa tham vọng của mình. Cụ thể, công ty sẽ xây dựng sản phẩm dựa trên chiến lược lấy khách hàng làm trọng tâm. Theo ông Anantharaman Sridharan, FWD sẽ phải nghiên cứu rất kỹ thị trường, hành vi và mong đợi của người tiêu dùng. Từ đó, công ty xem xét việc chọn lựa cải tiến các sản phẩm đã thành công tại những thị trường khác hay tạo ra sản phẩm mới dành riêng cho người Việt.

CEO của công ty bảo hiểm FWD cho biết: "Trong năm 2017, chúng tôi có kế hoạch cho ra mắt 4 sản phẩm mới và khác biệt cho thị trường Việt Nam. Sản phẩm đầu tiên nếu được cấp phép thì chúng tôi sẽ ra mắt trong quý 1 năm 2017. Đây là một sản phẩm khá độc đáo - bảo hiểm mua cho một người nhưng có thể bảo vệ cho toàn bộ gia đình". Cùng với sản phẩm, hợp đồng bảo hiểm của FWD cũng sẽ có những thay đổi khác biệt. Công ty sẽ giảm thiểu các điều khoản loại trừ trong hợp đồng của khách hàng. Ngoài ra, các điều khoản, thuật ngữ trong các hợp đồng cũng sẽ được đơn giản hóa một cách tối đa để khách hàng cảm thấy rằng, hợp đồng bảo hiểm không có gì khó hiểu.

Về chiến lược phân phối, FWD hướng đến việc tạo ra sự thuận lợi cho khách hàng tiếp cận công ty ở mọi nơi, mọi lúc và bằng bất cứ cách nào họ muốn và thuận tiện nhất cho họ. Cùng với những kênh phân phối có sẵn như kênh đại lý, ngân hàng, FWD sẽ hướng đến phát triển kênh phân phối trực tiếp cho khách hàng qua thương mại điện tử như hai thị trường Hong Kong và Singapore sau khi hai kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng và đại lý hoạt động ổn định.

Chiến lược thứ ba là tiếp cận bằng công nghệ số. FWD sẽ đưa các ứng dụng công nghệ số xuyên suốt quy trình tư vấn và hỗ trợ khách hàng đăng ký tham gia bảo hiểm, giúp khách hiểu rõ sản phẩm mình đang mua. Và trong thời gian sắp tới, khi mọi thứ đã đi vào ổn định, công ty sẽ tích hợp cả quy trình bồi thường bảo hiểm lên hệ thống điện tử. Khách hàng có thể thao tác trên hệ thống này thay vì đến công ty.

Cuối cùng là chiến lược xây dựng thương hiệu. Ông Anantharaman Sridharan nhấn mạnh: "Chúng tôi không đi theo hướng xây dựng thương hiệu dựa trên tâm lý gây sự lo lắng cho những mất mát trong tương lai. FWD tin rằng cuộc sống của bạn chính là hiện tại và làm được những điều mình đang mong muốn thực hiện". Đây là một cách tiếp cận mới để định vị lại ý nghĩa của bảo hiểm nhân thọ, vẫn là sự bảo vệ nhưng theo hướng tích cực và chủ động hơn.

N.Trọng

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video