FPT Retail đã nộp hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu lên HoSE

FPT Retail nộp hồ sơ đăng ký niêm yết 40 triệu cổ phiếu lên HoSE.

Sở GDCK Thành phố Hồ Chí Minh vừa thông báo ngày 14/3 vừa qua HoSE đã nhân được hồ sơ đăng ký niêm yết lần đầu của CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail - mã FRT). Trong đó FPT Retail đăng ký niêm yết 40 triệu cổ phiếu tương ứng vốn điều lệ 400 tỷ đồng của công ty.

FPT Retail là một thành viên của Tập đoàn FPT, thành lập tháng 3/2012. Trước đó đã có 3 mã chứng khoán thuộc "họ" FPT lên sàn bao gồm cổ phiếu FPT của Tập đoàn FPT, cổ phiếu FTS của Chứng khoán FPT và cổ phiếu FOX của FPT Telecom.

Ngay trước khi FPT Retail lên sàn, nhóm VinaCapital đã bán bớt 130.640 cổ phần, giảm lượng sở hữu từ hơn 1,15 triêu cổ phiếu (tỷ lệ 2,88%) xuống còn hơn 1,02 triệu cổ phiếu tương ứng tỷ lệ 2,55%).

Trước đó, để chuẩn bị đưa FPT Retail lên sàn, Tập đoàn FPT đã chuyển nhượng 6 triệu cổ phiếu, tương đương 30% vốn điều lệ tại FPT Retail cho các quỹ được quản lý bởi hoặc liên kết với Dragon Capital và VinaCapital. Sau đợt thoái vốn này, tỷ lệ sở hữu của FPT tại FPT Retail giảm từ 85% xuống 55%. Tiếp đó, trong tháng 12/2017, Tập đoàn FPT đã bán bớt và giảm tỷ lệ sở hữu tại FPT Retail xuống 47% qua đó không còn là công ty mẹ của FPT Retail.

Theo báo cáo, bên cạnh FPT, FPT Retail hiện còn 2 nhóm cổ đông lớn khác là Dragon Capital (20%) và VinaCapital (11,72%).

Kết quả kinh doanh, cả năm 2017 FPT Retail đạt gần 13.200 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 21% so với năm 2016; lợi nhuận sau thuế đạt 290 tỷ đồng, tăng trưởng 40% so với cùng kỳ.

Ngày 28/3 tới đây FPR Retail sẽ tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2018.

Theo InfoNet/HSX

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video