Đừng nhầm lẫn tài khoản Mobile Money với tài khoản điện thoại!

Là dịch vụ thanh toán mới nên nhiều người dân hiện nay vẫn còn chưa hiểu rõ về Mobile Money.

Đừng nhầm lẫn tài khoản Mobile Money với tài khoản điện thoại!

Vừa qua, ba doanh nghiệp viễn thông đã được cấp phép triển khai dịch vụ Mobile Money. Đây là dịch vụ thích hợp với những địa bàn vùng sâu, vùng xa; người dùng có thể chuyển tiền cho nhau qua điện thoại mà không nhất thiết cần kết nối Internet hay liên kết tài khoản ngân hàng.

Đáng chú ý, hiện nay không ít người vẫn nhầm lẫn tài khoản Mobile Money với tài khoản viễn thông, nơi có thể được nạp bằng phương thức linh hoạt như thẻ cào điện thoại. Tuy nhiên, 2 tài khoản này độc lập với nhau. 

Cụ thể, tài khoản viễn thông, hay tài khoản SIM điện thoại, được sử dụng để thanh toán các dịch vụ viễn thông của nhà mạng như nghe, gọi, nhắn tin, truy cập data Internet... Tài khoản viễn thông không thể thanh toán các hàng hóa, dịch vụ khác bên ngoài.

Tài khoản Mobile Money là tài khoản thanh toán cho nhiều loại hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ. Mobile Money được nhà mạng đứng ra làm trung gian đảm bảo theo tỷ lệ 1:1, vì thế tiền lưu trữ trong tài khoản Mobile Money có giá trị tương đương như tiền mặt.

Mỗi người dùng chỉ được mở 1 tài khoản Mobile Money tại một nhà mạng viễn thông và tất cả số điên thoại dùng cho dịch vụ này đều phải được định danh. 

Là hình thức thanh toán mới nên nhiều người dân hiện nay vẫn còn chưa hiểu rõ về Mobile Money. Trong đó, nhiều người cũng thắc mắc là khi mất điện thoại thì có bị mất tiền trong tài khoản? Được biết, sử dụng tài khoản Mobile Money có 2 lớp xác thực gồm mật khẩu và xác thực qua OTP hoặc Smart OTP nên dù mất điện thoại thì tiền trong tài khoản vẫn được bảo vệ.  

Hạn mức giao dịch hiện nay trên Mobile Money không quá 10 triệu đồng/tháng/tài khoản cho tổng giao dịch. Những thuê bao di động định danh rồi mới được mở tài khoản Mobile Money do đó không cần phải lo lắng về việc SIM rác.

Để khuyến khích người dùng, các nhà mạng cũng đang áp dụng miễn phí, khuyến mãi. Chẳng hạn, toàn bộ việc thanh toán dịch vụ công đều được miễn phí, trước mắt tạo thói quen không dùng tiền mặt cho người dân.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video