DRH tổ chức ĐHCĐ bất thường bàn kế hoạch thâu tóm KSB

DRH hiện đang nắm giữ 5,22 triệu cổ phiếu KSB (tương đương 22,3% vốn điều lệ) sau khi mua vào 500.000 cổ phiếu KSB trong phiên giao dịch ngày 29/8.

khai thac khoang san KSB

CTCP Căn nhà Mơ ước (DRH) vừa công bố tài liệu và chương trình tổ chức ĐHCĐ bất thường năm 2016 dự kiến tổ chức vào ngày 22/9 sắp tới tại TP.HCM.

Theo kế hoạch, DRH sẽ trình cổ đông các nội dung gồm: tờ trình bầu bổ sung thành viên HĐQT, tờ trình bổ sung mở rộng mục đích sử dụng vốn phát hành và đặc biệt là tờ trình về việc tăng tỷ lệ sở hữu tại CTCP Khoáng sản Bình Dương (KSB) lên 51%.

Cổ phiếu KSB chỉ được giới đầu tư quan tâm sau khi cổ đông nhà nước là SCIC bán toàn bộ 11,7 triệu cổ phiếu đang sở hữu và DRH là một trong những tổ chức mua vào số cổ phần này. Không dừng lại ở đó, ngày 27/7, HĐQT của DRH công bố sẽ tăng tỷ lệ sở hữu tại KSB lên trên 51%. Nếu giao dịch thành công, KSB sẽ trở thành công ty con của DRH.

DRH hiện đang nắm giữ 5,22 triệu cổ phiếu KSB (tương đương 22,3% vốn điều lệ) sau khi mua vào 500.000 cổ phiếu KSB trong phiên giao dịch ngày 29/8.

Trong cuộc gặp mặt các nhà đầu tư được tổ chức vào ngày 19/8 vừa qua, ban lãnh đạo KSB cho biết, căn cứ vào các hợp đồng ký kết đến thời điểm đó, ước tính trong 9 tháng đầu năm doanh thu thuần đạt khoảng 638 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 142 tỷ đồng, hoàn thành 75% về doanh thu và 99% về kế hoạch lợi nhuận đặt ra cho cả năm được ĐHCĐ thông qua.

Kết quả kinh doanh ấn tượng cộng với thông tin DRH dự định mua vào đã giúp cho cổ phiếu KSB tăng lên mức 90.500 đồng/cổ phiếu vào ngày 12/7. Tuy nhiên, sự cố liên quan đến ông Võ Trường Thành đã khiến cổ phiếu KSB giảm mạnh sau đó, xuống mức giá 55.000 đồng/cổ phiếu vào ngày 15/8 và hiện đang giao dịch ở mức 70.500 đồng/cổ phiếu.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video