Đóng cửa 1 PGD do khách mắc Covid-19 đến giao dịch, Eximbank nói gì?

Các hồ sơ của khách hàng tại PGD Vạn Hạnh hiện được chuyển cho Eximbank Chi nhánh Quận 10 xử lý.

Đóng cửa 1 PGD do khách mắc Covid-19 đến giao dịch, Eximbank nói gì?

Như chúng tôi đã thông tin, ngày 01/08/2020, Ủy ban Nhân dân Phường 2 – Quận 10 (Tp.HCM) đã ra thông báo số 777/TB-UBND v/v tạm thời ngưng hoạt động 14 ngày đối với Phòng Giao dịch Eximbank Vạn Hạnh – Chi nhánh quận 10 tại địa chỉ: 373 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10 vì lí do: "Có 01 ca nhiễm Covid-19 đến giao dịch tiếp xúc trực tiếp (F1) với 01 nhân viên giao dịch và tiếp xúc (F2) với các nhân viên còn lại tại sảnh giao dịch".

Về việc này, Eximbank cho biết đã tuân thủ và chấp hành các quy định, thông báo của Cơ quan chức năng về công tác phòng, chống dịch Covid-19 và đóng cửa 14 ngày PGD Vạn Hạnh.

Đồng thời, nhằm bảo vệ sức khỏe và đảm bảo các giao dịch của khách hàng được xuyên suốt, ngân hàng đã tiến hành phun trùng và lau dọn PGD Vạn Hạnh theo quy định; Thông tin cho khách hàng biết địa điểm giao dịch mới, đồng thời dán thông báo tại PGD Vạn Hạnh.

Nhằm đảm bảo không ảnh hường đến nhu cầu sử dụng dịch vụ của khác hàng, các hồ sơ của khách hàng tại PGD Vạn Hạnh sẽ tiếp tục được chuyển cho Eximbank Chi nhánh Quận 10 xử lý. Các nhân viên còn lại của PGD Vạn Hạnh tự cách ly tại nhà và tuân thủ theo sự hướng dẫn của cơ quan y tế và địa phương về công tác phòng, chống dịch.

Đóng cửa 1 PGD do khách mắc Covid-19 đến giao dịch, Eximbank nói gì? - Ảnh 1.

Thông báo dán trước cửa PGD Vạn Hạnh của Eximbank

Ngân hàng cho biết thêm, thời gian qua, ngân hàng đã nghiêm túc triển khai, thông báo đến toàn thể CBNV cũng như ban hành hướng dẫn cụ thể trong công tác phòng chống virus Corona trên toàn ngân hàng. Đồng thời, trong quá trình tư vấn dịch vụ cho khách hàng, ngân hàng cũng khuyến khích khách hàng của mình sử dụng nhiều hơn nữa các dịch vụ ngân hàng điện tử như: Internet Banking, Mobile Banking nhằm hạn chế gia tăng vật dẫn lây nhiễm...

Theo Nhịp sống kinh tế

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video