Doanh thu hụt mạnh, lãi ròng HVG quý III (01/04-30/06) giảm 85% còn 35 tỷ

Lũy kế 9 tháng đầu năm tài chính niên độ (01/10-30/09), HVG ghi nhận lỗ ròng gần 138 tỷ đồng, giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước (có lãi hơn 63 tỷ đồng).

Theo BCTC hợp nhất quý III niên độ tài chính (01/10/2016-30/09/2017), CTCP Hùng Vương (HOSE: HVG) đạt doanh thu thuần 3.514,7 tỷ đồng, giảm 47% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp cũng giảm 27% xuống mức 344,4 tỷ đồng.

Báo cáo của HVG cũng cho biết, Ban Giám đốc của Tập đoàn đã điều chỉnh giảm doanh thu từ bán ao cá được ghi nhận trong báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất cho kỳ kế toán chín tháng kết thúc ngày 30/06/2016 vì chưa hoàn tất các thủ tục pháp lý để chuyển quyền sở hữu cho khách hàng. Theo đó, doanh thu bán hàng và phải thu ngắn hạn của khách hàng đã được ghi nhận giảm với cùng số tiền gần 181 tỷ đồng. Đến kỳ kế toán 9 tháng (kết thúc ngày 30/06/2017), Ban Giám đốc HVG đã tiến hành điều chỉnh hồi tố đối với các sai sót đối với khoản mục trên.

Hoạt động tài chính trong kỳ của Công ty khi chỉ mang về 27,7 tỷ đồng doanh thu nhưng chi phí lên tới 158,4 tỷ đồng, tăng 25% so với quý III niên độ tài chính trước.

KQKD của HVG trong quý III

Mặt khác chi phí bán hàng và chi phí quản lý trong kỳ đồng loạt tăng 17% và 21%, lần lượt dừng ở mức 118,7 tỷ đồng và 44,4 tỷ đồng. Trong khi đó, lãi từ liên doanh liên kết giảm 76% xuống chỉ còn gần 12 tỷ đồng.

Kết thúc quý III/2017, HVG đạt lãi ròng chỉ 34,8 tỷ đồng, giảm 85% so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế 9 tháng đầu niên độ tài chính, HVG đạt doanh thu thuần 12.276 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ năm trước và tương đương 61% kế hoạch năm. Trong đó, doanh thu xuất khẩu thuần đạt 5.234 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ niên độ trước. Tuy nhiên doanh thu nội địa thuần lại giảm 30% xuống chỉ còn 7.041 tỷ đồng, trong đó, mảng thủy sản và thức ăn chăn nuôi vẫn đóng góp nguồn thu chính với 2.408 tỷ đồng và 2.567 tỷ đồng, theo sau là thu từ nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi với 1.467 tỷ đồng.

Trong kỳ các chi phí tiếp tục giữ ở mức cao, đặc biệt là chi phí tài chính (tới 468 tỷ đồng), theo đó trừ chi phí, HVG lỗ trước thuế tới hơn 91 tỷ đồng và lỗ ròng gần 138 tỷ đồng, trong khi kế hoạch năm có lãi 400 tỷ đồng. Theo đó, khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của HVG đã giảm xuống còn 134 tỷ đồng.

Tính đến 30/06/2017, HVG có 15.770 tỷ đồng tổng tài sản, giảm 5% so với hồi đầu kỳ. Trong đó, tài sản ngắn hạn chiếm tới gần 75% với 11.796 tỷ đồng, tập trung ở khoản phải thu ngắn hạn hơn 7.219 tỷ đồng và hàng tồn kho 3.913 tỷ đồng. Tài sản dài hạn ở mức 3.973,8 tỷ đồng chiếm 15% cơ cấu tài sản.

Mặt khác, HVG đang có tới gần 8.146 tỷ đồng nợ vay tài chính, chiếm gần 52% tổng vốn, trong đó nợ vay ngắn hạn hơn 7.202 tỷ đồng và nợ vay dài hạn ở mức 944,8 tỷ đồng.

Theo Phan Tùng - NDH

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video